BÀI 1 : TỔNG QUAN ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM
1.4. ĐỊA LÝ DÂN Cư
1.4.1. Thành phần dân tộc Việt Nam
Để chuẩn bị cho cuộc tổng điều tra dân số trong cả nước năm 1979, dựa trên kết quả nghiên cứu của ủy ban khoa học xã hội Việt Nam và ủy ban dân tộc trung ương, tổng cục thống kê đã chính thức ban hành danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam. Theo danh mục này nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc xếp theo các dịng ngơn ngữ như sau:
Dịng Nam Ả:
- Nhóm Việt - Mường có bốn dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
Giáo ưình Địa lý và tơng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh
- Nhóm Tày - Thái có tám dân tộc là: Bô Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái
- Nhóm Mơn - Khmer có hai mươi mốt dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru-Vân Kiều, Chơ-Ro, Co, Cơ-Ho, Cơ-Tu, Gié-Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-Đu, Rơ-Măm, Tà-ơi, Xinh-Mun, Xơ-Đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mơng - Dao có ba dân tộc là: Dao, Mơng, Pà Then.
- Nhóm Ka Đai có bốn dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
Dịng Nam Đảo: có năm dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia-Rai, Ra-Glai. Dịng Hán - Tạng:
- Nhóm Hán có ba dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
- Nhóm Tạng có sáu dân tộc là: cống, Hà Nhì, La Hủ, Lơ Lô, Phù Lá, Si La.
1.4.2. Sự phân bố các dân tộc ờ Việt Nam
Trong số 54 dân tộc của nước ta hiện nay, thì có bốn dân tộc (Kinh, Hoa, Khơme và Chăm) cư trú chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du, sống định cư, có tập quán trồng lúa nước là chính (trừ người Hoa). 50 dân tộc cịn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi.8
8 Tham khảo thêm thành phần và phân bổ các dân tộc Việt Nam ở phụ lục 1
Trong suốt quá trình lịch sử, nhiều biến động lớn: chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo,... liên tiếp diễn ra trên dải đất Việt Nam. Các cộng đồng cư dân thường di động, ít ở nơi cư trú ban đầu của mình; có các cuộc thiên di, chuyển cư của các nhóm người từ ngồi đến và cũng có các biến động từ bên trong. Chính vì vậy, bức tranh phân bố dân cư - dân tộc có nhiều thay đổi. Kết quả là, các dân tộc miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc khơng có địa bàn cư trú riêng lẻ, mà ở xen kẽ nhau. Mỗi một dân tộc lại thường bị xé lẻ, cư trú ở những địa vực khác nhau, phân thành các nhóm địa phương.
Sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta có thể chia thành các khu vực có các đặc điểm riêng.
Khu vực miền núi phía Bắc (từ Đèo Ngang trở ra) tập trung 31 trong 54 dân tộc,
thuộc 7 trong 8 nhóm ngơn ngữ và 2 trong 3 ngữ hệ trong cả nước. Trên bản đồ dân tộc Việt Nam - phần phía bắc, thì sơng Hồng như một đường ranh giới: phía tả ngạn chủ yếu là các dân tộc thuộc nhóm Tày - Nùng, phía hữu ngạn là Thái và các dân tộc
Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh Giáo trình Địa lý và tơng quan kinh tế xã hội Việt Nam
nói ngơn ngữ Môn - Khơme. Dọc biên giới Việt - Trung là cư dân Tạng - Miên, còn dọc biên giới Việt - Lào là cư dân Môn - Khơme. Neu xét sự phân tầng cư trú theo độ cao, thì ở rẻo thấp có các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, ở rẻo giữa có người Dao, Khơ Mú,... và rẻo cao trên cùng là người Mông.
Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên là một khu vực gồm bốn tỉnh Tây Nguyên,
phần miền núi phía tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam- Đà Nằng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trên vùng lãnh thổ rộng lớn này, ngoài các dân tộc nói ngơn ngữ Việt - Mường như Kinh, Chứt Và Người Hoa, một số dân tộc ít người miền núi các tỉnh phía bắc mới di cư vào trong mấy thập kỷ gần đây (Tày, Nùng, Thái, Dao,..) thì hiện nay có 19 dân tộc được coi là dân tộc bản địa. trên bản đồ phân bố dân tộc tồn vùng thì các dân tộc nói ngơn ngữ Mơn - Khơme cư trú ở hai đầu, còn các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo cư trú ở khúc giữa và phần lớn tập trung ở phía đơng, giáp với miền đồng bằng ven biển.
- Nhóm Mơn- Khơme Bắc Trường Sơn gồm các dân tộc Bru, Tà ôi và Cơ Tu. - Nhóm Mơn- Khơme Trung Trường Sơn gồm các dân tộc Giẻ - Triêng, Xơ Đăng, Co, Hrê, Ba Na, Rơ Măm, Brâu.
- Nhóm Nam Đảo ở xen giữa nhóm Mơn- Khơme miền Trung Trường Sơn và - Nam Trường Sơn gồm các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai và Chu Ru. - Nhóm Mơn- Khơme Nam Trường Sơn gồm các dân tộc Mnông, Cơ Ho, Mạ Xtiêng Và Chơ Ro.
So với các dân tộc ít người miền núi phía bắc, thì các dân tộc ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cư trú khá tập trung theo các địa vực nhất định. Hiện nay, do những biến động xã hội như chiến tranh, do nhu cầu phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước mà ranh giới giữa các tộc người và các nhóm tộc người dần dần bị mờ nhạt, tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc đang diễn ra.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các tộc người Chăm, Khơ Me, cư
trú thành từng vệt riêng hoặc xen kẽ, hịa nhập văn hóa với người kinh. Riêng người Hoa cư trú chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hậu Giang,...
Giáo trình Địa ỉý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh
Hiện nay, người việt chiêm 86,2% dân sơ cả nước, có mặt trong tât cả 61 tỉnh thành phố, chỉ có 11 tỉnh có tỷ lệ người việt dưới 50% là Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, Lào Cai Và Kon Turn.
1.4.3. Các luồng di dân
Di dân là một tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Các nguyên nhân di dân có nhiều: do kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh,... trong đó các nguyên nhân kinh tế có vị trí chủ chốt. Có các cuộc di dân tự phát (di dân tự do) và các cuộc di cư có tổ chức (có sự can thiệp, tổ chức của nhà nước).
1.43.1. Trong thời kỳ phong kiến: các cuộc dì dân gắn liền với việc khai khẩn các miền đất mới, mở mang bờ cõi.
Các cuộc di dân đầu tiên xuất phát từ cái nơi hình thành dân tộc Việt Nam ở miền trung du phía bắc, lan xuống phía đơng và sau đó là xuống phía nam theo các thời kỳ lịch sử.
Các cuộc di dân lớn có tổ chức đầu tiên có từ thời Lý - Trần, lên vùng trung du, miền núi dựng làng và lập đồn điền. Lực lượng chủ yếu là tù binh và các tội phạm. Sang đời Lê, nhất là thời Lê Thánh Tông, việc khẩn hoang, lập đồn điền được tiếp tục đẩy mạnh, chủ yếu ở ngoài Bắc.
Trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, nền kinh tế ở Đàng Ngoài bị sa sút hơn ở
Đàng Trong. Nhất là ở vùng đồng bằng Thanh - Nghệ bị tàn phá nặng nề, ruộng bỏ hoang nhiều, dân phiêu tán khắp nơi. Lúc này, có các luồng chuyển cư quan trọng từ Đàng Ngoài vào vùng Thuận - Quảng
Dưới triều Nguyễn (thời vua Tự Đức). Ở miền Bắc, Nguyễn Công Trứ cho binh lính
khai hoang vỡ đất làm ruộng, khi đã trở thành ruộng thục, ông kêu gọi dân lưu tán đến định cư, lập nên vùng Quảng Yên thuộc Quảng Ninh ngày nay. Cuộc di dân thứ hai, chiêu mộ dân lưu tán khẩn hoang lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và một số xã thuộc hai huyện Hải Hậu, Giao Thủy. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, việc khẩn hoang, lập ấp còn gắn với việc bảo vệ biên giới. Vùng An Giang, Hà Tiên, bán đảo Cà Mau được coi trọng trong công cuộc khẩn hoang. Một số kênh rạch được đào trong thời gian này là kênh Sập Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế ở Châu Đốc,... các tên tuổi lớn gắn với việc khẩn hoang đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này là Nguyễn Tri Phương,
Giáo trĩnh Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh
Phan Thanh Giản,... và những người khác mà tên tuôi đã được đặt trong các dòng kênh (Thoại Ngọc Hầu...)
1.4.3.2. Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp
Nhiều cuộc di dân gắn liền với việc Pháp khai khẩn, bóc lột tài nguyên thuộc địa, lập đồn điền, khai mỏ, xây dựng các cơ sở công nghiệp và bước đầu phát triển mạng lưới đô thị.
- Di dân nội địa: Trong vịng 50 năm (1880 - 1930), nơng dân Đơng Nam Bộ di
cư tới các miền đất ở Tây Nam Bộ. Nông dân đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng n, Thanh Hóa, Nghệ An) đa phần tới các đồn điền Đông Nam Bộ. Cịn nơng dân các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phần lớn lên các đồn điền ở Tây Nguyên.
Luồng di dân loại thứ hai gắn với việc mộ phu đi mỏ, làm các cơng trình cơng cộng (mở đường sắt, đường bộ, xây dựng cảng,...), mộ công nhân trong các nhà máy, cơng xưởng, trong đó thu hút nhiều lao động nhất là các mỏ than ở vùng Đông Bắc.
Từ năm 1930 trở đi, nước ta bắt đầu hình thành các đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Vinh, Đà Nằng, Sài Gòn xuất hiện kiểu di dân gắn với cơng nghiệp và hình thành các đơ thị.
- Di cư quổc tế: những người “cu li” được mộ đi lao động ở các thuộc địa của
Pháp hoặc đi lao động ở Pháp. Những nghĩa quân sau thất bại của phong trào cần Vương, các nông dân nổi dậy và con cháu họ, nhiều người phải di cư sang các nước láng giềng, nhất là Thái Lan, để tránh khủng bố...
1.4.3.3. Trong chiến tranh chống Pháp - Mỹ
- Di dân nội địa: Trong kháng chiến chống Pháp có những cuộc di dân từ vùng
tạm chiến ra vùng tự do. Hịa bình lập lại (1954), cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức, nhân dân từ vùng tự do trở về các thành phố, thị xã và làng xóm của mình. Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thuộc gia đình cách mạng tập kết ra Bắc. Hàng chục vạn người thuộc bộ máy chính quyền Pháp và một số giáo dân di cư vào nam.
Trong thời kỳ chống chiến tranh leo thang bằng không quân của đế quốc Mỹ đánh phá miền bắc (1964 - 1972) các cơ quan, xí nghiệp, trường học,... và nhân dân từ các thị xã, thành phố lớn “sơ tán” về vùng nơng thơn. Khơng ít các cơ sở kinh tế trong số này đã ở lại các địa phương sơ tán trước đây, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của
Giáo trình Địa ỉý và tổng quan kình tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh
nhiêu vùng nông thôn, ơ miên Nam nôi bật là luông di cư từ nơng thơn vào các đơ thị. Chính quyền Sài Gịn ra sức gom dân, lập ấp chiến lược.
Sau năm 1975, ở miền Nam, hồi hương của nhân dân từ đô thị về nông thôn; ở miền Bắc, hàng chục vạn cán bộ, cơng nhân viên... tình nguyện vào cơng tác tại miền Nam (trong đó có cả con em của các gia đình miền Nam tập kết trước đây trở về quê cũ).
- Di dân quổc tế: Sau giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1975), cũng có
các luồng di cư lớn: Làn sóng những người có liên quan mật thiết với chế độ cũ “di tản” ngay sau khi chính quyền sài gịn sụp đổ. Sau đó là những làn sóng thuyền nhân. Đây là một trong những làn sóng di cư quốc tế lớn nhất trong nửa sau thế kỷ XX
- Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 cịn có liên quan đến “sự kiện người Hoa” và sự
ra đi ồ ạt của hàng chục vạn người gốc Hoa, bằng cả đường bộ và đường biển.
I.4.3.4. Từ những năm 1990
Các cuộc hồi hương theo chương trình của nhà nước, hàng chục vạn người từ Hồng Kông, Thái Lan, Inđônêxia... lần lượt trở về nước
- Di dân có tổ chức theo kế hoạch của nhà nước: Nhìn chung các luồng di dân
thường gắn liền với quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất trong phạm vi cả nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ
- Di dân tự do: Di dân tự do bao gồm di dân: nông thôn - nông thôn và nông thôn
- thành thị, nhất là di dân nơng thơn - thành thị có xu hướng tăng.
1.4.4. Các hình thức cư trú (quần cư)
Quần cư là sự phân bố mạng lưới các điểm dân cư (các đô thị, các làng bản...) có quy mơ và chức năng khác nhau, đồng thời cũng có ý nghĩa là sự phân bố dân cư trong phạm vi lãnh thổ của các điểm dân cư ấy (V.G. Đaviđovits)
Có hai kiểu quần cư: nơng thơn và thành thị
1.4.4. L Các mẫu hình quần cư ở nông thôn
Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, đại đa số dân cư sống ở vùng nông thôn và tham gia hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy loại hình quần cư nơng thơn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quần cư của cả nước, gắn liền với môi trường tự nhiên, đặc điểm sản xuất và phản ánh đặc trưng văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương. Do truyền thống lúa nước và những tập quán riêng cùng với điều kiện tự nhiên thích hợp mà dân cư nước ta thường tập trung đông ở các vùng đồng bằng châu
Giáo trình Địa lý và tơng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh
thô, ven biên hoặc dọc các trục giao thông. Cơ sở của các diêm quân cư nông thôn là làng xã.
Một số loại hình quần cư nơng thơn ở nước ta hiện nay:
- Loại hình quần cư ở đồng bằng ven biển: Căn cứ vào chức năng sản xuất, đặc
điểm phân hóa tự nhiên và các loại đặc điểm khác mà ở đồng bằng lại có một số loại quần cư sau: Làng thuần nông, làng phi nông nghiệp, làng kết hợp nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nông nghiệp kết hợp ngư nghiệp, làng ngư nghiệp...
Ở đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là các làng xóm với hình ảnh đặc trưng là lũy tre xanh bao quanh, mái đình, cây đa, giếng nước. Ven các sơng (sơng Hồng, sơng Đáy, sơng Thái Bình) có các sống đất cao tự nhiên. Làng lớn, trải dài trên các sống đất đó, nhà cửa xen với vườn cây ăn quả xum xuê. Ở các bãi bồi ngoài đê, các bãi giữa sông Hồng: làng lớn chạy thành dải dọc bờ sơng, với các đường mịn chạy ngang ra sông. Đây không phải là các làng trồng lúa mà trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, vườn cây ăn quả, thêm nghề đánh bắt cá...
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong q trình thích ứng và chinh phục vùng đồng bằng châu thổ, nhân dân không đắp đê và đào kênh, nước lũ chính vụ, chung sống với lũ. về mùa lũ, giao thông đường bộ bị gián đoạn, giao thông thủy gần như là duy nhất. Làng mạc thường phân bố thành tuyến, dọc theo các con kênh, một mặt nhà trông ra kênh, một mặt trông ra trục lộ.
Dọc bờ biển có các làng chài, vạn chài. Những làng chài gắn với nghề đi biển khai thác hải sản. Làng thường không lớn, đặt ở nơi tiện neo đậu thuyền. Ở 1 số đảo, tùy theo mùa gió, nơi neo đậu thuyền có thay đổi, và dân vạn chài cũng thay đổi chỗ ở theo. Ở các sông lớn, nhất là ở các đầm phá Thừa Thiên Huế có những làng nổi, thuyền là tất cả: nơi ở, sản xuất, toàn bộ tài sản của 1 gia đình.
- Loại hĩnh quần cư nơng thơn ở vùng Trung du — miền núi và cao nguyên: Đây là
loại hình đặc trưng cho sản xuất nơng - lâm kết hợp của cộng đồng các dân tộc sinh