Các hình thức cư trú (quần cư)

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 30 - 33)

BÀI 1 : TỔNG QUAN ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM

1.4. ĐỊA LÝ DÂN Cư

1.4.4. Các hình thức cư trú (quần cư)

Quần cư là sự phân bố mạng lưới các điểm dân cư (các đơ thị, các làng bản...) có quy mơ và chức năng khác nhau, đồng thời cũng có ý nghĩa là sự phân bố dân cư trong phạm vi lãnh thổ của các điểm dân cư ấy (V.G. Đaviđovits)

Có hai kiểu quần cư: nơng thơn và thành thị

1.4.4. L Các mẫu hình quần cư ở nơng thơn

Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, đại đa số dân cư sống ở vùng nông thôn và tham gia hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy loại hình quần cư nơng thơn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quần cư của cả nước, gắn liền với môi trường tự nhiên, đặc điểm sản xuất và phản ánh đặc trưng văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương. Do truyền thống lúa nước và những tập quán riêng cùng với điều kiện tự nhiên thích hợp mà dân cư nước ta thường tập trung đông ở các vùng đồng bằng châu

Giáo trình Địa lý và tông quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

thô, ven biên hoặc dọc các trục giao thông. Cơ sở của các diêm quân cư nơng thơn là làng xã.

Một số loại hình quần cư nơng thơn ở nước ta hiện nay:

- Loại hình quần cư ở đồng bằng ven biển: Căn cứ vào chức năng sản xuất, đặc

điểm phân hóa tự nhiên và các loại đặc điểm khác mà ở đồng bằng lại có một số loại quần cư sau: Làng thuần nông, làng phi nông nghiệp, làng kết hợp nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nông nghiệp kết hợp ngư nghiệp, làng ngư nghiệp...

Ở đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là các làng xóm với hình ảnh đặc trưng là lũy tre xanh bao quanh, mái đình, cây đa, giếng nước. Ven các sông (sông Hồng, sông Đáy, sơng Thái Bình) có các sống đất cao tự nhiên. Làng lớn, trải dài trên các sống đất đó, nhà cửa xen với vườn cây ăn quả xum xuê. Ở các bãi bồi ngồi đê, các bãi giữa sơng Hồng: làng lớn chạy thành dải dọc bờ sơng, với các đường mịn chạy ngang ra sông. Đây không phải là các làng trồng lúa mà trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, vườn cây ăn quả, thêm nghề đánh bắt cá...

Ở Đồng bằng sơng Cửu Long, trong q trình thích ứng và chinh phục vùng đồng bằng châu thổ, nhân dân không đắp đê và đào kênh, nước lũ chính vụ, chung sống với lũ. về mùa lũ, giao thông đường bộ bị gián đoạn, giao thông thủy gần như là duy nhất. Làng mạc thường phân bố thành tuyến, dọc theo các con kênh, một mặt nhà trông ra kênh, một mặt trông ra trục lộ.

Dọc bờ biển có các làng chài, vạn chài. Những làng chài gắn với nghề đi biển khai thác hải sản. Làng thường không lớn, đặt ở nơi tiện neo đậu thuyền. Ở 1 số đảo, tùy theo mùa gió, nơi neo đậu thuyền có thay đổi, và dân vạn chài cũng thay đổi chỗ ở theo. Ở các sông lớn, nhất là ở các đầm phá Thừa Thiên Huế có những làng nổi, thuyền là tất cả: nơi ở, sản xuất, toàn bộ tài sản của 1 gia đình.

- Loại hĩnh quần cư nông thôn ở vùng Trung du — miền núi và cao nguyên: Đây là

loại hình đặc trưng cho sản xuất nông - lâm kết hợp của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại vùng này. Tùy theo từng dân tộc mà các điểm dân cư có tên gọi khác nhau như Làng (người Kinh), Bản (Tày, Nùng, Thái, H’Mông, Mường...); Buôn, Plei (của các dân tộc ở Trường Sơn và Tây Nguyên); Sóc (của người Khơ me Nam Bộ).

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

ơ nước ta đô thị xuât hiện sớm nhât là thành Cô Loa. Thê kỷ XI, thành Thăng Long

ra đời. Từ thế kỷ XVI - XVIII hình thành một số điểm dân cư được coi là đô thị như Phú Xuân, Hội An, Đà Nằng, Phố Hiến, Gia Định. Từ đó cho đến nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, số lượng đô thị và tỷ lệ dân đô thị ngày càng tăng.

Căn cứ vào chức năng chính của đơ thị, Việt Nam có một số loại đô thị chủ yếu sau:

- Đô thị là trung tâm kỉnh tế, chính trị, qn sự có tầm quan trọng đối với cả nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Được hình thành từ mùa thu năm 1010, khi Lý Cơng uẩn lên ngôi rời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. VỊ trí nằm ở trung tâm Đồng bằng Sơng Hồng, có địa thế rất thuận lợi. Hà Nội có 36 phố phường (phạm vi tương đương quận Hồn Kiếm hiện nay). Các phường ngồi rìa chủ yếu trồng rau, hoa, cây cảnh. Các phường trung tâm là sản xuất thủ công, buôn bán. Tên các phố của Hà Nội thời kỳ này thường bắt đầu bằng chữ “Hàng” nói lên các mặt hàng chủ yếu của các phường thợ thủ cơng (Hàng Nón, Hàng Bạc, Hàng Chiếu, Hàng Vải...). Thời Pháp thuộc, Hà Nội được mở rộng nhanh chóng, nhiều nhà máy, khu thương mại mọc lên (nhà máy điện, bia, nước ngọt). Các trường học, bệnh viện, nhà hát lớn... cũng được xây dựng trong thời kỳ này. Sau năm 1954 đến nay, Hà Nội được quy hoạch và phát triển rất nhanh, là một thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh,- được thành lập vào tháng 7/1976, là thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố có lịch sử trên 300 năm, là trung tâm thương mại sầm uất, nơi giao lưu với nước ngồi rất nhộn nhịp, các ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất phát triển.

- Đô thị thành phổ cảng vừa là trung tâm kỉnh tế, vừa là đầu mối giao thông vận tải và thương mại: Hải Phòng, Đà Nang, Vinh, Quy Nhơn...

- Đô thị công nghiệp với chức năng là sản xuất cơng nghiệp'. Thái Ngun, Nam

Định, Việt Trì, Biên Hịa, cần Thơ...

- Đô thị du lịch, nghỉ mát: Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ Long...

- Đô thị kiểu xã, thị trấn: Đây là loại đô thị nhỏ với vai trò là trung tâm tổng họp

(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh (thị xã) hay huyện (thị trấn).

Giáo trĩnh Địa lý và tống quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 30 - 33)