Các luồng di dân

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 28 - 30)

BÀI 1 : TỔNG QUAN ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM

1.4. ĐỊA LÝ DÂN Cư

1.4.3. Các luồng di dân

Di dân là một tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Các nguyên nhân di dân có nhiều: do kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh,... trong đó các ngun nhân kinh tế có vị trí chủ chốt. Có các cuộc di dân tự phát (di dân tự do) và các cuộc di cư có tổ chức (có sự can thiệp, tổ chức của nhà nước).

1.43.1. Trong thời kỳ phong kiến: các cuộc dì dân gắn liền với việc khai khẩn các miền đất mới, mở mang bờ cõi.

Các cuộc di dân đầu tiên xuất phát từ cái nơi hình thành dân tộc Việt Nam ở miền trung du phía bắc, lan xuống phía đơng và sau đó là xuống phía nam theo các thời kỳ lịch sử.

Các cuộc di dân lớn có tổ chức đầu tiên có từ thời Lý - Trần, lên vùng trung du, miền núi dựng làng và lập đồn điền. Lực lượng chủ yếu là tù binh và các tội phạm. Sang đời Lê, nhất là thời Lê Thánh Tông, việc khẩn hoang, lập đồn điền được tiếp tục đẩy mạnh, chủ yếu ở ngoài Bắc.

Trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, nền kinh tế ở Đàng Ngoài bị sa sút hơn ở

Đàng Trong. Nhất là ở vùng đồng bằng Thanh - Nghệ bị tàn phá nặng nề, ruộng bỏ hoang nhiều, dân phiêu tán khắp nơi. Lúc này, có các luồng chuyển cư quan trọng từ Đàng Ngoài vào vùng Thuận - Quảng

Dưới triều Nguyễn (thời vua Tự Đức). Ở miền Bắc, Nguyễn Cơng Trứ cho binh lính

khai hoang vỡ đất làm ruộng, khi đã trở thành ruộng thục, ông kêu gọi dân lưu tán đến định cư, lập nên vùng Quảng Yên thuộc Quảng Ninh ngày nay. Cuộc di dân thứ hai, chiêu mộ dân lưu tán khẩn hoang lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và một số xã thuộc hai huyện Hải Hậu, Giao Thủy. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, việc khẩn hoang, lập ấp còn gắn với việc bảo vệ biên giới. Vùng An Giang, Hà Tiên, bán đảo Cà Mau được coi trọng trong công cuộc khẩn hoang. Một số kênh rạch được đào trong thời gian này là kênh Sập Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế ở Châu Đốc,... các tên tuổi lớn gắn với việc khẩn hoang đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này là Nguyễn Tri Phương,

Giáo trĩnh Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

Phan Thanh Giản,... và những người khác mà tên tuôi đã được đặt trong các dòng kênh (Thoại Ngọc Hầu...)

1.4.3.2. Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp

Nhiều cuộc di dân gắn liền với việc Pháp khai khẩn, bóc lột tài nguyên thuộc địa, lập đồn điền, khai mỏ, xây dựng các cơ sở công nghiệp và bước đầu phát triển mạng lưới đơ thị.

- Di dân nội địa: Trong vịng 50 năm (1880 - 1930), nông dân Đông Nam Bộ di

cư tới các miền đất ở Tây Nam Bộ. Nông dân đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An) đa phần tới các đồn điền Đông Nam Bộ. Cịn nơng dân các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phần lớn lên các đồn điền ở Tây Nguyên.

Luồng di dân loại thứ hai gắn với việc mộ phu đi mỏ, làm các cơng trình cơng cộng (mở đường sắt, đường bộ, xây dựng cảng,...), mộ công nhân trong các nhà máy, cơng xưởng, trong đó thu hút nhiều lao động nhất là các mỏ than ở vùng Đông Bắc.

Từ năm 1930 trở đi, nước ta bắt đầu hình thành các đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nằng, Sài Gịn xuất hiện kiểu di dân gắn với cơng nghiệp và hình thành các đơ thị.

- Di cư quổc tế: những người “cu li” được mộ đi lao động ở các thuộc địa của

Pháp hoặc đi lao động ở Pháp. Những nghĩa quân sau thất bại của phong trào cần Vương, các nông dân nổi dậy và con cháu họ, nhiều người phải di cư sang các nước láng giềng, nhất là Thái Lan, để tránh khủng bố...

1.4.3.3. Trong chiến tranh chống Pháp - Mỹ

- Di dân nội địa: Trong kháng chiến chống Pháp có những cuộc di dân từ vùng

tạm chiến ra vùng tự do. Hịa bình lập lại (1954), cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức, nhân dân từ vùng tự do trở về các thành phố, thị xã và làng xóm của mình. Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thuộc gia đình cách mạng tập kết ra Bắc. Hàng chục vạn người thuộc bộ máy chính quyền Pháp và một số giáo dân di cư vào nam.

Trong thời kỳ chống chiến tranh leo thang bằng không quân của đế quốc Mỹ đánh phá miền bắc (1964 - 1972) các cơ quan, xí nghiệp, trường học,... và nhân dân từ các thị xã, thành phố lớn “sơ tán” về vùng nơng thơn. Khơng ít các cơ sở kinh tế trong số này đã ở lại các địa phương sơ tán trước đây, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của

Giáo trình Địa ỉý và tổng quan kình tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

nhiêu vùng nông thôn, ơ miên Nam nôi bật là luông di cư từ nông thôn vào các đơ thị. Chính quyền Sài Gịn ra sức gom dân, lập ấp chiến lược.

Sau năm 1975, ở miền Nam, hồi hương của nhân dân từ đô thị về nông thôn; ở miền Bắc, hàng chục vạn cán bộ, cơng nhân viên... tình nguyện vào cơng tác tại miền Nam (trong đó có cả con em của các gia đình miền Nam tập kết trước đây trở về quê cũ).

- Di dân quổc tế: Sau giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1975), cũng có

các luồng di cư lớn: Làn sóng những người có liên quan mật thiết với chế độ cũ “di tản” ngay sau khi chính quyền sài gịn sụp đổ. Sau đó là những làn sóng thuyền nhân. Đây là một trong những làn sóng di cư quốc tế lớn nhất trong nửa sau thế kỷ XX

- Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 cịn có liên quan đến “sự kiện người Hoa” và sự

ra đi ồ ạt của hàng chục vạn người gốc Hoa, bằng cả đường bộ và đường biển.

I.4.3.4. Từ những năm 1990

Các cuộc hồi hương theo chương trình của nhà nước, hàng chục vạn người từ Hồng Kông, Thái Lan, Inđônêxia... lần lượt trở về nước

- Di dân có tổ chức theo kế hoạch của nhà nước: Nhìn chung các luồng di dân

thường gắn liền với quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất trong phạm vi cả nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ

- Di dân tự do: Di dân tự do bao gồm di dân: nông thôn - nông thôn và nông thôn

- thành thị, nhất là di dân nơng thơn - thành thị có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 28 - 30)