ĐỊA LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 37)

BÀI 1 : TỔNG QUAN ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM

1.7. ĐỊA LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.7.1. Các điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải

1.7.1.1. Điều kiện tự nhiên

- VỊ trí địa lý

Nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á, một vùng kinh tế phát triển năng động, và rộng ra hơn là vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Trong hồn cảnh nước ta xây dựng một nền kinh tế mở và bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta và các nước khác trong khu vực thì ngành giao thơng vận tải có thêm cơ hội để phát triển.

Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hái Anh Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam

Nước ta năm ở vị trí ngã ba đường, gân các tuyên hàng hải quan trọng qua biên Đông nối Châu úc với vùng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan), nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vị trí này càng có ý nghĩa với các tỉnh miền trung và miền nam, nơi có các vũng, vịnh, cửa sơng nước sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng.

Nước ta nằm ở đầu nối của các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á.

Nước ta còn là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông bắc Thái Lan, Camphuchia, Tây nam Trung Quốc...

Với vị trí thuận lợi kể trên cho phép nước ta phát triển đa dạng các loại hình giao thơng vận tải: đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không... trong nước và quốc tế

- Điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc - Nam, nhưng ven biển là các đồng bằng kéo dài gần như liên tục. Do đó, có thể xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên việt nối Trung Quốc và Camphuchia.

Hướng núi và hướng sông ở miền Bắc, miền Trung chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để mở các tuyến đường bộ, đường sắt từ đồng bằng lên miền núi.

Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km, đặc điểm của đường bờ biển lại khúc khuỷu đã tạo ra các vùng vịnh sâu kín gió, thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển.

Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng quanh năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thơng vận tải có thể phát triển gần như suốt 12 tháng

Sơng ngịi: nước ta có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, những hệ thống sơng có giá trị giao thơng là: hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Đồng Nai, sơng Tiền, sơng Hậu... đã tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy trong nước và quốc tế.

1.7.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bổ, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đơ thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ơ tơ.

Giáo trình Địa ỉý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hái Anh

1.7.2. Sự phát triển và phân bố các loại hình vận tải chính

1.7.2.1. về đường bộ

Ngành giao thơng vận tải đã hồn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến trục dọc “xương sống” của đất nước là Quốc lộ 1 từ Lạng Son đến cần Thơ, trong đó nổi lên hai cơng trình qui mơ và hiện đại là Hầm đường bộ đèo Hải Vân và cầu Mỹ Thuận. Cùng với trục dọc này, một trục dọc thứ hai cũng đã hình thành. Đó là đường Hồ Chí Minh đã hồn tất giai đoạn 1 (đoạn từ Hoà Lạc đến Ngọc Hồi). Đường Hồ Chí Minh sẽ nối kết hơn 100 tuyến đường ngang trong đó có các trục hành lang Đơng - Tây, nối liền với QL 1A ở phía Đơng, gắn với hệ thống cảng biển nước sâu dọc bờ biển miền Trung, hệ thống các sân bay trên cao nguyên... hình thành một mạng lưới giao thơng hồn chỉnh từ Bắc vào Nam và liên thông với các nước láng giềng.

Ngồi 02 trục dọc trên, ngành giao thơng vận tải đã hồn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế như QL5, QL18, QL10, QL22, QL51, QL14B... Đồng thời, đã và đang nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam; các tuyến quốc lộ ở Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trên các tuyến đường mới, hàng loạt các cầu đã được xây dựng như: cầu Kiền, cầu Tô Châu, Tạ Khoa, Ben Lức, cầu Tuần và tuyến tránh thành phố Huế, cầu Tân An và tuyến tránh Tân An, cầu Yên Lệnh; cầu Tuyên Nhơn (tuyến N2); các cầu thuộc dự án cầu QL1: Đà Rằng, Diêu Trì, Tam Giang; Sơng Vệ, Câu Lâu, Trà Khúc, Cây Bứa, Bồng Sơn và Bàn Thạch; cầu Sông Rộ (dự án Đường HCM về quê Bác); cầu Gò Chai (dự án Đường xuyên Á) cầu Hoà Mạc, cầu Kênh Tiêu, cầu Hà Nha, cầu Giát (QL38)... Đặc biệt, hiện nay cơng trình cầu cần Thơ đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, đánh dấu sự hoàn tất các cầu trên Quốc lộ 1 - huyết mạch giao thông của đất nước.

1.7.2.2. về đường sắt

Ngành giao thông vận tải đã từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rút ngắn đáng kể thời gian chạy tàu. Các cầu và ga trên đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo và nâng cấp.

1.7.2.3. về đường sơng

Đã hồn thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam (TP HCM - Cà Mau, TP HCM - Kiên Lương); đồng thời từng bước nâng cấp các tuyến sơng chính yếu khác.

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

I.7.2.4. về hàng hải

Ngành giao thông vận tải trong giai đoạn vừa qua đã hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1 các cảng biển tổng họp quốc gia chủ yếu như: Cảng Cái Lân, Cảng Hải Phòng, Cảng Cửa Lò, Cảng Vũng Áng, Cảng Tiên Sa, Cảng Quy Nhon, Cảng Nha Trang, Cảng Sài Gòn, Cảng Cần Thơ và hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lượng hàng hố thơng qua.

1.7.2.5. về hàng không

Tất cả các cảng hàng không trên khắp cả nước đều được nâng cấp một bước, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại bằng máy bay đang ngày càng gia tăng. Một số cơng trình quan trọng có thể kể ra như: Nhà ga TI và đường cất hạ cánh 1B Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường cất hạ cánh 25L tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; nhà ga, sân đỗ, đường hạ cất cánh sân bay Vinh, nhà ga sân bay Phú Quốc ; nhà ga hành khách Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định), hồn thành nâng cấp Cảng hàng khơng Vinh, đưa vào sử dụng Cảng hàng không Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu); khánh thành nhà ga hành khách và đài kiểm sốt khơng lưu Cảng hàng khơng Điện Biên Phủ; Cảng hàng không Chu Lai...

1.8. ĐỊA LÝ QUAN HỆ KINH TẾ ĐÓI NGOẠI 1.8.1. Các nguồn lực để phát triển kinh tế đối ngoại

1.8.1.1. Vị trí địa lý

Việt Nam nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thế giới; rộng ra là vùng châu Á- Thái Bình Dương đang phát triển năng động. Vị trí này một mặt tạo bối cảnh thuận lợi cho chúng ta trong quá trình hội nhập với khu vực; mặt khác, tạo ra những thách thức mới cho nền kinh tế trong nước, cho việc hoạch định các chính sách đối ngoại để vừa hội nhập, vừa hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường quốc tế và khu vực.

Nước ta nằm trên các tuyến đường hàng hải từ Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và đường từ Australia sang Nhật Bản và vùng Viễn Đông. Dọc bờ biển nước ta, nhiều nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu; nhất là từ vùng Nam Trung Bộ trở vào là nơi có khí hậu tốt, ít bão, ít sương mù, tàu bè có thể cập bến an tồn quanh năm.

Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh Giáo trình Địa lý và tơng quan kinh tế xã hội Việt Nam

Nước ta có đường biên giới trên bộ khoảng 4.500km với các nước láng giêng. Dọc biên giới có nhiều cửa khẩu, thuận tiện cho việc buôn bán bằng đường bộ. Nước ta nằm ở một đầu mút của con đường Xuyên Á, nhờ vậy sau này việc giao lưu với các nước láng giềng sẽ càng trở nên tấp nập.

Nước ta còn nằm ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến hàng khơng quốc tế từ Châu Á sang Châu Âu. Đặc biệt, sân bay Tân Son Nhất ở vào vị trí lý tưởng, cách đều thú đô và các thành phố quốc tế trong vùng: Băng Cốc, Giacacta, Manila, Singapore,... Việc nâng cấp các sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Son Nhất, Đà Nang và mở hàng loạt các sân bay nội địa cho phép nước ta mở rộng các hoạt động buôn bán, du lịch quốc tế và dịch vụ vận chuyển bằng đường không đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thành lập các khu chế xuất, các khu công nghệ cao.

1.8.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên nước ta tạo các tiền đề vật chất quốc tế cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác,... nhằm cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi.

Điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa đa dạng theo khơng gian và theo mùa đã tạo điều kiện để nước ta phát triển có hiệu quả một nền nơng nghiệp nhiệt đới, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như lúa gạo, các sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, dừa, điều, hồ tiêu, mía, thuốc lá,..., Các sản phẩm cây cơng nghiệp nguồn gốc cận nhiệt như chè, hồi..., các sản phẩm ngành thủy sản, đặc biệt là tôm, mực và một số lồi cá có giá trị xuất khẩu cao.

Tài ngun khống sản có một sổ loại trữ lượng khá, chất lượng tốt. Dầu, khí ở vùng thềm lục địa với tổng trữ lượng địa chất khoảng 10 tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ mét khối khí đồng hành là nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn hiện nay và là lĩnh vực hợp tác đầu tư quốc tế, đồng thời còn mở ra những dự án hợp tác mới về khí, điện, đạm và các chế phẩm hóa dầu khác. Than là nguồn khống sản xuất khẩu quốc tế thứ hai. Bên cạnh đó, một số tài nguyên khoáng sản kim loại màu, kim loại đen, phi kim loại và khoáng sản làm vật liệu xây dựng cũng đang được khai thác, kêu gọi đầu tư. Các dự án mới đây về công nghiệp xi măng cho thấy triển vọng to lớn về họp tác đầu tư trong khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta.

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

Tài nguyên rừng tuy đã bị suy giảm nhiêu, nhưng gô quý vân là ngn hàng xt khẩu có giá trị. Ngồi ra là các lâm sản khác (tre, nứa, mây) là nguyên liệu cho hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước trên thế giới. Nguồn tre nứa, cộng với rừng trồng nguyên liệu giấy là cơ sở để hợp tác với nước ngoài phát triển ngành cơng nghiệp giấy, bột giấy.

Có thể nói rằng, do nước ta bước vào cơng nghiệp hóa chậm hơn, nên nhiều tài nguyên tính trên đầu người hiện nay còn cao hơn ở một số nước trong khu vực. Đó là một lợi thế so sánh để nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại có hiệu quả. Trong thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa, để tạo vốn cho phát triển, việc xuất khẩu những sản phẩm thô và sơ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu là yếu tố khách quan. Tuy nhiên, một chiến lược kinh tế đối ngoại tỉnh táo lại đòi hỏi phải thận trọng trong khi xuất khẩu tng thô hoặc mới qua sơ chế, vì lợi thế này sẽ mất dần khi chúng ta bước sang giai đoạn sau của cơng nghiệp hóa.

1.8.1.3. Dân cư và nguồn lao động, yếu tố thị trường.

Nước ta có dân số đơng, đứng thứ 14 trên thế giới (năm 2018), sức mua đang tăng lên, đặc biệt là trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp, đơ thị hóa. Mối quan hệ cung - cầu cịn đang trong q trình thiết lập sự cân bằng, thị trường Việt Nam còn là một thị trường dễ tính và giàu tiềm năng. Đây là một cơ hội cho các đối tác trong khu vực đẩy mạnh buôn bán, hợp tác với nước ta. Đặc điểm này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định các chính sách nhập khẩu hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời lại kích thích sản xuất trong nước.

Nguồn lao động nước ta có dồi dào, có những phẩm chất đáng quý như cần cù, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học cơng nghệ ngày càng được nâng cao. Nhân dân ta có nhiều nghề truyền thống (chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công nghiệp). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành hàng sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi lao động rẻ (công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm), đồng thời tiến tới phát triển những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng cơng nghiệp cao, đáp ứng thị trường khó tính.

Yếu tố thị trường nội địa và lợi thế so sánh về giá lao động rẻ có sức hấp dẫn nhất định đối với việc thu hút các dự án đầu tư của nước ngồi. Và các địa bàn có sức thu

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

hút mạnh chính là các thành phơ lớn, các địa bàn kinh tê phát triên, đông dân cư như đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Nước ta đang ở giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, nhu cầu về nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị tồn bộ và cả nguyên nhiên vật liệu rất lớn. đặc điểm này sẽ chi phối khá lâu dài cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta, đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc tới tình trạng nhập siêu, tới cơ cấu hàng xuất khẩu còn nhiều sản phẩm mới qua sơ chế.

1.8.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc và việc cung cấp điện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển kinh tế đối ngoại, sự phát triển các ngành hàng hải, hàng không, với hệ thống cảng biển, sân bay được nâng cấp hiện đại hóa là điều kiện cho phép nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động ngoại thương, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, các liên doanh với nước ngoài. Việc phát triển đi trước một bước các cơng trình cơ sở hạ tầng ở các địa bàn kinh tể trọng điểm sẽ tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy đầu tư và tạo động lực quan trọng cho việc phát triển vùng.

1.8.2. Kinh tế đối ngoại Việt Nam trước đổi mói (1945 - 1985)

1.8.2. L Thời kỳ 1945-1954

Hoạt động kinh tế đất nước gắn liền với công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập tự do của đất nước. Từ sau chiến thắng biên giới, nước ta đã thiết lập quan hệ chính thức về kinh tế và thương mại với Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc buôn bán giữa các tỉnh hai bên biên giới Việt Trung đã được thực hiện từ năm 1952.

1.8.2.2. Thời kỳ 1955-1975

Đây là thời kỳ vừa xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngay trong giai đoạn 1955-1965, nước ta đã mở rộng và phát triển ngoại thương theo hướng vừa củng cố và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với các nước Xã hội Chủ nghĩa, vừa mở rộng quan hệ với các nước ngoài

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 37)