VÙNG DU LỊCH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 46)

Giới thiệu:

Nội dung bài giới thiệu: khái quát chung về vùng du lịch Trung du miền núi phía Bắc: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội; nguồn tài nguyên du lịch của vùng: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn; các loại hình du lịch đặc trung và các địa bạn trọng điểm để phát triển du lịch.

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày khái quát đặc điểm vùng, nguồn tài nguyên du lịch của vùng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

- Trình bày được các loại hình du lịch đặc thù và các trung tâm du lịch của vùng. - Phân tích được nguồn tài nguyên du lịch của vùng để vận dụng vào các môn học và khi thực hành nghề nghiệp.

Nội dung chính:

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG DU LỊCH2.1.1. Đặc điếm tự nhiên của vùng 2.1.1. Đặc điếm tự nhiên của vùng

Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ (vùng TD&MNBB)là một vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình.

Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6% diện tích cả nước.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng TD&MNBB có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Vùng TD&MNBB giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đơng giáp Vinh Bắc Bộ.

Giáo trĩnh Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hài Anh

Việc phát triên mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thơng thương trao đơi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Vùng TD&MNBB có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khống sản, thủy điện, nền nơng nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng họp kinh tế biển và du lịch.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình: vùng TD&MNBB bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. - Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao ngun đá vơi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).

- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sơng Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khơ, mưa nhiều, mùa đơng gió mùa Đơng Bắc lạnh, khơ, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khơ nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên khoáng sản: Vùng TD&MNBB là vùng giàu tài nguyên khống sản bậc nhất nước ta. Các khống sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vơi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa ... Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ địi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

Tài ngun nước: Các sơng suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kww. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

khai thác và chê biên khoáng sản trên cơ sở nguôn điện rẻ và dôi dào. Nhưng với những cơng trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đén những thay đổi không nhỏ của môi trường.

Tài nguyên đất: Vùng TD&MNBB có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngồi ra cịn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng

Vùng TD&MNBB là vùng thưa dân. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường,....Mật độ dân số ở miền núi là 50 - 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư,... vẫn cịn ở một số tộc người. Tỉnh có dân số đơng nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,7 triệu người.

Vùng TD&MNPB hiện vẫn là vùng nghèo nhất cả nước. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo là 13,8 %. Nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 50%. Khu vực này hiện có 34/62 huyện nghèo và 916/1.761 xã đặc biệt khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), năm 2016 thu nhập bình quân đàu người theo giá trị hiện hành của vùng TD&MNPB cũng thấp nhất trong cả nước, chỉ đạt 1,96 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng ĐBSH&DHĐB là 3,88 triệu đồng, ĐBSCL là 2,78, vùng TN là 2.37 triệu đồng và vùng BTB và DHNTB là 2,36 triệu đồng.

2.2. ĐẶC ĐIỀM TÀI NGUYÊN DU LỊCH 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng TD&MNBB là vùng có tài nguyên du lịch phong phú, cả tài nguyên lẫn nhân văn. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Thiên nhiên vùng đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm.

Địa hình của vùng rất đa dạng và phức tạp, núi và cao nguyên chiếm gần % lãnh thổ. Phía Bắc Và Tây là những dãy núi lớn ôm lấy đồng bàng Bắc bộ và đồng bàng dun hải phía Đơng. Dãy Hồng Liên sơn là dãy núi đồ sộ và hung vĩ nhất nước ta với những đỉnh cúi cao trên 2000m, có đỉnh Fansipan 3.143m cao nhất Đơng Dương.

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

Vê phía Đơng Băc là cánh cung núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Băc Son và Đơng Triêu chụm về phía Tây Dãy Tam Đảo. Các cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, Mộc châu, Sơn La... nằm xen kẽ trong những vùng núi cao phía Bắc. Đây là miền Đất cao nhất của Việt Nam, tập trung những dãy núi và đỉnh núi cao, nằm xen kẽ trong các cao nguyên rộng lớn, những cánh rừng xanh, nơi khởi nguồn của những con sông lớn chảy vào lãnh thổ Việt Nam (sông Hồng, sông Đà...). Điều này đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hung vĩ, một vùng núi, đồi và mạng lưới sông ngịi tương đối dày tạo nên địa hình như có dạng trận đồ bát quái.

Sự đa dạng về địa hình núi và cao nguyên đã tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn du khách. Trong số đó. Có nhiều nơi đã khai thác vớ mục đích du lịch rất sớm, từ đầu thế kỉ XX như Sapa, Mầu Sơn...

Địa hình Karst trong vùng là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc. Ở đây, địa hình karst tập trung thành các khối núi, dãy núi và cao nguyên phổ biến ở các vùng đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, lai Châu, Sơn La, Hịa Bình. Địa hình karst hiểm trở, tạo được nhiều phong cảnh hùng vĩ, đặc biệt là hang động và sông suối ngầm kì ảo là đối tượng du lịch hấp dẫn. Trong số đó, có những thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta như Tam Thanh, Nhị Thanh, Động Ngườm Ngao, động Png và điển hình nhất là cao ngun đá Đồng Văn (Hà Giang).

Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa cũng là yếu tố thuận lợi cho du lịch.

- Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, có gió tây nam và đơng nam tạo nên thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều, cùng với các cơn dông, bão nhiệt đới. Mùa hạ là mùa du lịch nghỉ núi.

- Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với những đợt gió mùa đơng bắc tương đối lạnh và khơ vào thời kì đầu, lạnh và ẩm vào thời kì cuối mùa, làm cho vùng có khí hậu lạnh nhất nước. Đơi khi ở vùng núi cao có băng đá, tuyết rơi... đây là yếu tố thu hút du lịch. Mùa đơng thích hợp cho du lịch tham quan, văn hóa, thể thao.

Điều kiện khí hậu và địa hình đã tạo cho vùng hệ thống sơng ngịi dày đặt. Các con sông lớn chảy qua vùng là sông Hồng, sông Đà, sông cầu, sông Thương. Các hồ tự nhiên ít và nhỏ song lại có phong cảnh đẹp như hồ Ba Bể, cịn các hồ nhân tạo lại có diện tích lớn hơn. Du lịch trên các hồ ở đây khá phát triển như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen và các hồ nhân tạo như hồ Hịa Bình, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, hồ Pa Khoang, hồ

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hái Anh

Sơn La... Hồ Ba Be là một trong 10 hồ nước ngọt lớn của thế giới, là di tích quốc gia đặc biệt. Nguồn nước khoáng khá phong phú và đã được khai thác ở Kim Bôi, Mĩ Lâm, Mường Luân, Thanh Thủy...

Vùng TD&MNBB có trên 5 triệu ha rừng, chiếm 36.1% diện tích rừng cả nước, với 73,1% là rừng tự nhiên. Rừng ở đây, đặc biệt tại 4/31 vườn quốc gia ở Việt Nam bao gồm Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Bể và Du Già, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu rừng khalhc nhau như:

- Rừng thường xanh

- Rừng thường xanh trên núi đá vôi - Rừng thường xanh đất thấp

- Rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh - Các lồi động thực vật có yếu tố bản địa

Vùng có nhiều lồi động thực vật đặc hữu có giá trị quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ tiêu biểu: Voọc mũi hếch (Ba Bể, Na Hang, Du Già), cây vằn bắc, voọc đen má trắng, sơn dương nâu; pơ mu, bách xanh, thông tre, lan... những tài nguyên này có sức hấp dẫn du khách với các mục đích: nghiên cứu khoa học, khám phá, tham quan, tìm hiểu các hệ sinh thái đa dạng và độc đáo.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa

Vùng TD&MNBB có trên 7.000 di tích lịch sử - văn hóa các loại, trong đó có 560 di tích được xếp hạng quốc gia và 10 di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Đơng Bắc của vùng có nhiều địa điểm gắn liền với các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc (1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), là trụ sở cơ quan đầu não của Đảng trước cách mạng, nơi làm việc của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt 9 năm kháng chiến.

Tây Bắc có nhiều di tích lịch sử - cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiêu biểu: Nhà tù Sơn La, chiến trường Điện Biên Phủ (đồi Á, Cl, C2, Dl, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy tướng De Castries, đồi Him Lam. đồi Độc Lập).

Các di tích quốc gia đặc biệt hầu hết là các di tích lịch sử cách mạng: di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, di tích Pác Bó (Cao Bằng); những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế

Giáo trình Địa lý và tơng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyễn Việt Hương Nguyễn Hồ Hải Anh

(Bắc Giang); chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang); ATK Định Hóa (Thái Nguyên); chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên); nhà tù Sơn La (Sơn La): Đền Hùng (Phú Thọ) và danh thắng hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

Vùng có 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới là khơng gian văn hóa quan học (Bắc Giang, Bắc Ninh); hát Xoan ( Phú Thọ).

Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch đặc trung của vùng, tạo nên những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn trong và ngồi nước.

2.2.2.2. Lễ hội

Vùng TD&MNBB có khoảng 40 dân tộc anh em cùng sinh sổng. Văn hóa Tày Nùng ở Đơng Bắc và Thái Mường ở Tây Bắc có vai trị quan trọng trong cơng đồng các dân tộc. Ngồi ra cịn có các dân tộc khác mang bản sắc văn hóa của vùng như: Mông, Dao, Khmú, Sán,Chay, Xinh Mun, Lào...

Vùng TD&MNBB nổi tiếng với các lễ hội như:

- Lồng Tồng (lễ xuống đồng) dân tộc Tày, Nùng diễn ra từ 2 - 30 tháng giêng ở Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc kạn...

- Lễ hội Gầu tào của người Mông ở Sơn La, Lai Châu, Hà Giang... - Lễ hội hoa Ban của dân tộc Thái ở Tây Bắc diễn ra vào tháng 2 âm lịch. Bên cạnh đó, vùng cịn có các lễ hội lịch sử cách mạng:

- Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) - Lễ hội Tân Trào (Tuyên Quang) (16/8)

- Lễ hội Yên Thế tại xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, Bắc Giang (10/3 âm lịch) - Ngày hội văn hóa các dân tộc Đông Bắc (2 năm tổ chức 1 lần)

- Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc Tây Bắc (2 năm tổ chức 1 lần)...

2.2.23. Làng nghề

Vùng TD&MNBB có trên 400 làng nghề, một số làng nghề hiện nay đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn: làng rèn, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) hơn 1.000 tuổi; làng nấu rượu ngô Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai); làng mây tre đan Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang); Làng gốm Thái Đen, xã Mường Chanh

2.2.2.4. Các tài nguyên nhăn văn khác

Văn hóa ẩm thực vùng TD&MNBB mang sắc thái núi rừng phía Bắc đặc trưng như: cơm lam, xôi ngũ sắc, rêu đá nướng, cá suối, thịt trâu, bị, lợn; gạo nếp...

Giáo trình Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Nguyên Việt Hương Nguyễn Hồ Hài Anh

Cộng đông các dân tộc trong vùng có nhiêu phong tục tập quán khác lạ gây sự thích thú cho du khách trong và ngồi nước: tục cướp vợ của người Mông, chọc sàn của người Thái, vùng cịn có văn hóa sinh hoạt chợ góp phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc cho vùng.

- Chợ là nơi giao lưu văn hóa, là nơi gặp gỡ, hẹn hị, múa hát như chợ tình Khau Vai, Chợ Sapa, chợ Kì Lừa...

Trong vùng cịn có các bảo tàng: bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP Thái Nguyên), bảo tàng lực lượng vũ trang Việt Bắc...

2.3. LOẠI HÌNH DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIẺM PHÁT TRIẺN DU LỊCH CỦA VÙNG ĐIẺM PHÁT TRIẺN DU LỊCH CỦA VÙNG

2.3.1. Loại hình du lịch đặc trưng

Địa hình và khí hậu độc đáo, thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, núi non trùng trùng điệp điệp đã tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú cho vùng miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó là sự đa dạng và hấp dẫn của cuộc sống đầy sắc màu truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó chính là những yếu tố tạo nên tính đặc thù cao của du lịch vùng miền núi phía Bắc so với các vùng khác trên cả nước mà có thể được định hướng phát triển theo các dòng sản phẩm đặc thù với thứ tự ưu tiên

Nhóm sản phẩm du lịch chinh phục thiên nhiên và thế thao mạo hiếm

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam Quản trị kinh doanh lữ hành (Trang 46)