2 .1Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong q trình vận dụng mơ hình CAMELS đánh giá
2.4.1.1 Mô hình CAMELS đang rất được quan tâm và ứng dụng vào nhiều lĩnh
lĩnh vực:
- Trong bối cảnh hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đang có nhiều biến động, dễ dẫn đến những xáo trộn rất lớn về kinh tế, chính trị thì vấn đề quản lý tốt hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Trên thế giới hiện có nhiều mơ hình được sử dụng trong cơng tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, nhưng CAMELS là mơ hình được nhiều NHTW các nước áp dụng. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đi trước để rút ngắn thời gian nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp đánh giá.
- Hiện nay, tại Việt Nam, NHNN dự kiến áp dụng mơ hình CAMELS vào rất nhiều lĩnh vực và phục vụ cho nhiều đề án quan trọng sắp tới của NHNN. Trong Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” mà Cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN đang triển khai cũng áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng TCTD theo mơ hình này. Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” mà Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hiện đang được triển khai gồm năm cấu phần chính:(i) Hệ thống giám sát an tồn vĩ mơ; (ii) Hệ thống chỉ tiêu, giám sát xếp hạng tổ chức tín dụng theo CAMELS; (iii) Hệ thống giám sát vĩ mô; (iv) Hệ thống cảnh báo sớm; (v) Hệ thống quản lý thanh tra giám sát. Việc triển khai thành công Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” sẽ giúp Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có được hệ thống kho dữ liệu tập trung, cập nhật và phát triển các ứng dụng để quản lý và hỗ trợ thanh tra viên trong q trình thanh tra tại chỗ, các cơng cụ hỗ trợ việc tự học và đào tạo từ xa cho thanh tra viên.
- Đối với nhiều ngân hàng hiện nay, khái niệm về mơ hình CAMELS khơng phải là xa lạ, nhưng việc xây dựng một hệ thống chỉ số theo tiêu chuẩn CAMELS và sử dụng nó như một cơng cụ để giám sát và phịng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì cịn là vấn đề mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam. Qua việc xem xét hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS, các chuyên gia có thể đánh giá một cách tồn diện tình hình tài chính của NHTMCP để từ đó tìm ra biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, các NHTMCP khơng nên cố "làm đẹp" chỉ tiêu để đối phó với cơ quan quản lý, giám sát mà phải coi CAMELS như là "phiếu khám sức khoẻ của chính mình".
- NHNN chính thức áp dụng hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMELS đối với các NHTMCP trong thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Theo đó, quá trình thanh tra được rút ngắn đáng kể về thời gian; nội dung thanh tra chỉ tập trung vào những chỉ tiêu "có vấn đề" trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS. Từ đó, hiệu quả thanh tra sẽ được tăng lên đáng kể và các NHTMCP cũng khơng mất nhiều thời gian tiếp đón thanh tra NHNN như họ đã từng gặp trong các cuộc thanh tra trước đây.
- Như vậy, mơ hình CAMELS đang rất được quan tâm và ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học lẫn thực tiễn. Đây là thuận lợi rất lớn để áp dụng mơ hình CAMELS vào hệ thống xếp hạng NHTMCP Việt Nam.
2.4.1.2 Việc xếp hạng các NHTMCP Việt Nam đã được vận dụng theo mơ hình CAMELS từ nhiều năm nay:
- Ở Việt Nam, việc xếp hạng các NHTMCP đã bắt đầu được thực hiện từ năm 1998. Đến năm 2008, NHNN đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ – NHNN nhằm vận dụng mơ hình CAMELS vào hệ thống xếp hạng NHTMCP Việt Nam. Như vậy, hệ thống NHTMCP Việt Nam đã được quan tâm áp dụng mơ hình CAMELS ngay từ rất sớm, và đã có một số thành tựu nhất định. Mơ hình CAMELS là "ngơn ngữ" chung để quan hệ giữa Thanh tra NHNN và NHTMCP cởi mở hơn và cùng đi đến mục tiêu chung là phịng ngừa rủi ro cho tồn hệ thống. Các TCTD ngoài mục tiêu lợi nhuận cũng rất chú trọng đến quản trị rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Trong khi đó, Thanh tra NHNN chú trọng đến mục tiêu thực hiện hiệu quả việc cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra cho các TCTD. Nhờ có mơ hình CAMELS mà hình thành quy trình tuần tự, chuẩn mực từ khâu tự đánh giá của NHTMCP kết hợp với việc kiểm tra, giám sát của thanh tra NHNN.
- Để kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ , NHNN đã thực hiện phân nhóm để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp đối với từng TCTD. Việc phân nhóm được thực hiện dựa vào kết quả xếp hạng các TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, tài chính an toàn, lành mạnh và năng lực của từng TCTD, riêng đối với nhóm NHTMCP thì dựa trên kết quả xếp hạng theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN quy định về xếp hạng các NHTMCP. Nhờ có quy định rõ ràng, cụ thể và quá trình thực hiện trong hơn năm năm qua nên các NHTMCP Việt Nam nhanh chóng có kết quả phân nhóm và đa phần các NHTMCP có danh tiếng lâu đời đều được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khá tốt. Nguyên nhân là do những NHTMCP có thương hiệu, uy tín và danh tiếng luôn tuân thủ những quy chuẩn của
NHNN đưa ra, trong đó có các quy định khắt khe, nghiêm ngặt của mơ hình
này, NHNN cũng đề xuất một số tiêu chí để phân nhóm những loại hình NHTM khác trong nước. Vì vậy, các NHTMCP thuộc hàng “Top” gần như đương nhiên được xếp vào các nhóm 1, 2 là các nhóm được đánh giá tốt, được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Điều này cũng cho thấy thêm một thuận lợi nữa khi áp dụng mơ hình CAMELS vào Việt Nam là các NHTMCP Việt Nam đã có q trình tiền đề khá lâu và các NHTMCP tuân thủ đầy đủ theo mơ hình thì đã trở nên chuẩn mực. Do đó, hiện nay, khi cần cập nhật và hồn thiện hơn mơ hình CAMELS vào xếp hạng các NHTM, kể cả áp dụng cho các loại hình NHTM khác trong nước thì các NHTMCP Việt Nam đã có sẵn lợi thế có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện theo quy định tự đánh giá và chịu sự kiểm tra giám sát của NHNN.
2.4.1.3 Các số liệu sử dụng trong phân tích CAMELS được lấy tổng hợp từ nhiều nguồn, tương đối dễ tiếp cận: nhiều nguồn, tương đối dễ tiếp cận:
- Ưu điểm của mơ hình CAMELS là lượng hóa các đánh giá nên có tính khách quan cao, bên cạnh đó, để phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Việt Nam thì cần kết hợp việc phân tích theo mơ hình CAMELS với những đánh giá định tính của Ngân hàng để có thể thu được kết quả đánh giá hiệu quả, chính xác. Do đó, mơ hình CAMELS đánh giá kết hợp cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính. Đối với yếu tố định lượng, các số liệu cung cấp cần đảm bảo tính chính xác, trung thực.
- Theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc NHNN thì số liệu để xem xét cho điểm các NHTMCP được căn cứ vào:
a) Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, cấp IV, cấp V), số liệu báo cáo thống kê của NHTMCP. Vào thời điểm hàng quý, hàng năm, các NHTMCP đều có nghĩa vụ tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính cho các cơ quan chủ quản, trong đó đầy đủ bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh tài chính, lưu chuyển tiền tệ. Các số liệu này cũng được
cập nhật và công khai trên website của các NHTMCP. Do đó, nguồn số liệu này dễ tiếp cận và có độ chính xác tương đối;
b) Số liệu qua cơng tác thanh tra, giám sát của NHNN (số liệu giám sát từ xa, Kết luận Thanh tra). Số liệu này chỉ sử dụng nội bộ trong NHNN. Tuy nhiên, đối với thanh tra NHNN thì đây là nguồn số liệu bổ sung để phân tích, đánh giá hoạt động của các NHTMCP;
c) Các tài liệu khác có liên quan như Báo cáo kiểm toán độc lập, Thư Quản lý của tổ chức kiểm toán độc lập, Báo cáo kiểm toán nội bộ của NHTMCP. Các số liệu từ kiểm toán độc lập cũng được cập nhật và công khai trên website các NHTMCP, các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, số liệu từ Báo cáo kiểm toán nội bộ chỉ sử dụng trong nội bộ NHTMCP nên khó tiếp cận hơn. Tuy nhiên, thanh tra NHNN đều được quyền yêu cầu cung cấp và có nhiệm vụ kiểm tra các số liệu trên; d) Số liệu trên báo cáo tài chính năm đánh giá xếp hạng đã được kiểm toán
bởi tổ chức kiểm toán độc lập của NHTMCP. Số liệu này cũng được cập nhật và công khai trên website các NHTMCP, các phương tiện thông tin đại chúng;
2.4.2Khó khăn trong q trình vận dụng mơ hình CAMELS đánh giá xếp hạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam:
2.4.2.1 Quản trị Ngân hàng chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế:
- Theo đánh giá của CIDA (Canada) trong khuôn khổ Dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam thì hoạt động giám sát của ngân hàng Việt Nam hiện chỉ mới đáp ứng được 6/25 nguyên tắc của Basel. Thách thức đang nảy sinh cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam quan trọng nhất hiện nay là khả năng tự điều chỉnh sao cho đạt chuẩn đo lường hiệu quả và an toàn của Ủy ban Basel thuộc BIS thể hiện trong Basel I và Basel II trước khi bàn đến vấn đề hội nhập và cạnh tranh.
- Trong các hoạt động giám sát của NHNN, theo chuẩn mực quốc tế thì NHNN thực hiện tốt về các chỉ tiêu: có quy định rõ ràng cách tính tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản Có rủi ro tại Phụ lục Quyết định 457; đồng thời có quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) cần thiết đối với Ngân hàng thương mại là 8% như thơng lệ quốc tế; giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn. NHNN tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc giám sát các NHTM tuân theo quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn này, nhưng vẫn chưa xây dựng được văn bản pháp chế quy định về việc giám sát khả năng quản trị các loại rủi ro của NHTM.
- Tại Việt Nam, mơ hình CAMELS được áp dụng để xếp hạng các NHTMCP, phục vụ trước tiên là cho nhiệm vụ thanh tra giám sát của NHTW. Tuy nhiên, các cơ quan giám sát, thanh tra vẫn cịn một số khó khăn nhất định:
+ Công nghệ thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa đã được xây dựng khá tốt, tuy nhiên, chưa đáp ứng kịp thời về mặt thu thập thông tin, đặc biệt là chưa thiết lập được hệ thống thơng tin quản lý có khả năng cập nhật thông tin từ cơ sở đến cơ quan giám sát một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Các bước trong quy trình thanh tra hiện chú trọng đến hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với các NHTM mà chưa xây dựng được các báo cáo, dự báo mang tính cảnh báo, cảnh báo sớm trong hoạt động chung của các NHTM. Vì vậy, giám sát từ xa chưa thật sự có tác dụng phân tích định hướng.
2.4.2.2 Các chuẩn mực kế tốn và kiểm tốn của Việt Nam có sự khác biệt so với quốc tế:
- Báo cáo tài chính hình thành nên các phân tích định lượng cho mơ hình CAMELS. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay có sự khác biệt so với quốc tế, còn kẽ hở để các ngân hàng sử dụng thủ thuật làm đẹp sổ
sách, hay thực hiện che giấu bản chất kinh t ế của các giao dịch mang tính cạnh tranh khơng lành mạnh. Điều này dẫn đến các chỉ số định lượng phản ánh chưa chính xác tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của đối tượng được đánh giá.
- Cụ thể như việc bán nợ xấu hay tái cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam hiện chưa được hạch tốn phù hợp với thơng lệ quốc tế, làm cho việc chẩn đoán nợ xấu cũng như đánh giá tình hình tài chính dưới các chuẩn mực CAMELS khơng chính xác. Số liệu về tỷ lệ nợ xấu ở các NHTMCP của cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cao hơn nhiều so với con số mà các NHTMCP cung cấp. Thực tế, việc các TCTD che giấu nợ xấu được thể hiện rất rõ qua những con số mà NHNN công bố và báo cáo tài chính của các ngân hàng. Các NHTM có động tác điều chỉnh như vậy là do chỉ nhắm tới mục tiêu ngắn hạn: quan tâm đến con số lợi nhuận nên điều chỉnh nợ xấu để trích lập dự phòng rủi ro thấp đi. Mặt khác, các NHTMP vì áp lực với cổ đông, sợ mất vốn, mất thương hiệu, cổ phiếu mất giá trên thị trường chứng khốn nên khơng muốn cơng khai con số thực. Khi con số nợ xấu khơng chính xác sẽ dẫn tới tâm lý chủ quan, ảo tưởng về sự tự thân hồi phục của thị trường, tài sản bảo đảm phục hồi, doanh nghiệp có thể trả được nợ. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này của các NHTMCP rất khó có thể xảy ra trong điều kiện nền kinh tế chưa có nhiều khả quan như hiện nay, mà lại ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cảnh báo và nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động các NHTMCP của NHNN.
- Vì vậy, khi áp dụng mô hình CAMELS vào Việt Nam, những giá trị chỉ dẫn của chỉ tiêu định lượng bị hạn chế bởi những chỉ tiêu này dựa trên chuẩn kế toán Việt Nam và phải căn cứ vào kết quả thống kê, mà kết quả thống kê thì phụ thuộc vào thời gian: cuối quý, cuối năm.... trong khi đó, rủi ro thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
K tế lu nậ chương 2:
- Hệ thống đánh giá xếp hạng hoạt động các NHTMCP Việt Nam theo mơ hình CAMELS như trên khá phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động của NHTMCP Việt Nam. Do đó, dựa vào hệ thống xếp hạng này bộ máy thanh tra, giám sát của NHNN có thể thấy được thực trạng tài chính cũng như tổng thể “sức khỏe” của các NHTMCP Việt Nam, từ đó phát hiện những điểm yếu kịp thời và nhanh chóng khắc phục, hạn chế rủi ro có khả năng phát sinh.
- Dựa vào quy định số 06/2008/QĐ-NHNN có thể đánh giá xếp hạng tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam theo mơ hình CAMELS, từ đó đã thấy được thực trạng tài chính của các NHTMCP Việt Nam, trong đó tiêu biểu là các NHTMCP Nhà nước và các NHTMCP tư nhân thuộc hàng “Top”.
- Bên cạnh nhiều ưu điểm của mơ hình CAMELS khi vận dụng vào thực tế xếp hạng NHTMCP Việt Nam, mơ hình này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, như: chưa đưa ra được xếp hạng từng thành phần theo mơ hình CAMELS; chưa ứng dụng được chữ “S” vào thực tế, đó là chưa lượng hóa được mức độ nhạy cảm của Ngân hàng với rủi ro thị trường; phương pháp này chỉ có giá trị hiệu lực trong thời gian ngắn (thường 12 tháng); đối với các NHTMCP Nhà nước thì có nhiều thuận lợi hơn so với hệ thống các NHTMCP tư nhân: về mặt chủ quan: được Nhà nước quan tâm hỗ trợ về nguồn vốn, chính sách quản lý, nhân lực, các ưu đãi khác…; về mặt khách quan: uy tín và thương hiệu Nhà nước vẫn gắn liền với các NHTMCP này nên đại bộ phận dân chúng đều tin tưởng giao dịch và từ đó góp phần gia tăng các hoạt động tiền gửi, gia tăng doanh thu và hoạt động dịch vụ…