.10 Cơ cấu lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam năm 2012

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình cameils đánh giá xếp hạng hoạt động các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 60 - 64)

Chỉ tiêu ACB CTG EIB STB VCB

ROE 6,00% 18,00% 14,00% 7,00% 11,00%

Lợi nhuận sau thuế, đvt: tỷ đ 784 6.170 2.139 987 4.427

Tổng thu nhập từ hoạt động, đvt: tỷ đ

5.835 21.962 5.387 6.853 15.108

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (%) 13,44% 28,94% 39,71% 14,40% 29,30%

Tổng tài sản, đvt: tỷ đ 176.308 503.530 170.156 151.282 414.475

Hiệu quả sử dụng tài sản (%) 3,31% 4,36% 3,17% 4,53% 3,65%

Vốn chủ sở hữu, đvt: tỷ đ 12.624 33.625 15.812 13.414 41.553

Tỷ trọng tài sản/vốn chủ sở hữu (lần)

13,97 14,97 10,76 11,28 9,97

Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam năm 2012

- Tỷ lệ sinh lời hoạt động của các Ngân hàng khá thấp, chỉ có EIB # 39,71%, cịn lại đều dưới 30%, điều này cho thấy chi phí hoạt động của các Ngân hàng trong năm 2012 khá cao, nguồn chi phí hoạt động này chủ yếu là chi

phí lương nhân viên. Vì vậy, đến năm 2013, đa số các Ngân hàng đều mạnh tay cắt giảm chi phí lương nhân viên nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận.

- Hiệu quả sử dụng tài sản của các Ngân hàng chưa cao, chỉ từ 3% < x ≤ 4,6%, nguyên do là tốc độ gia tăng tài sản lớn hơn tốc độ gia tăng tổng thu nhập từ hoạt động. Nguyên nhân là năm 2012, hoạt động cho vay rất khó khăn, trong khi tổng thu nhập từ hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc đa số vào thu nhập từ tín dụng. Vì vậy, tổng thu nhập từ hoạt động không tăng trưởng kịp tốc độ gia tăng tài sản của Ngân hàng là hợp lý.

2.2.5 Đánh giá theo y uế tố L – khả năng thanh kho n:

- Theo Thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/05/2010 đã quy định các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản là khả năng chi trả ngay và khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với từng loại tiền. - Học viên dựa vào báo cáo tài chính thu thập được của các Ngân hàng năm

2012 để tính tốn tỷ lệ khả năng thanh khoản ngay của Ngân hàng như sau:

Bảng 2.11 Tỷ lệ khả năng thanh khoản ngay của các NHTMCP Việt Nam năm 2012

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu ACB CTG EIB STB VCB

Tiền mặt 7.096 2.511 13.210 9.557 5.627

Tiền gửi tại NHNN 5.555 12.234 2.269 4.426 15.732

Tiền gửi tại các TCTD khác 20.328 21.458 36.342 7.960 60.509

Chứng khốn nợ do Chính phủ phát hành

3.860 44.522 1.000 11.168 15.722

Tổng tài sản Có thanh toán ngay

36.839 80.725 52.821 33.111 97.590

Tiền gửi KKH của khách hàng 12.869 53.518 7.397 13.134 67.119

Tiền gửi vốn chuyên dùng 143 2.067 30 5 2.252

Tiền gửi ký quỹ 1.189 7.670 535 782 921

Tiền gửi của các TCTD khác 143 9.086 208 375 16.964

Tổng tài sản Nợ thanh toán ngay

Khả năng thanh khoản ngay (lần)

2,57 1,11 6,47 2,32 1,12

Tổng tài sản 176.308 503.530 170.156 151.282 414.475

Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (%)

20,89% 16,03% 31,04% 21,89% 23,55%

Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam năm 2012

- Bảng trên cho thấy các NHTMCP này đều đảm bảo tỷ lệ thanh khoản ngay > 1 lần, đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, VCB và CTG duy trì tỷ lệ khả năng thanh khoản ngay thấp hơn các Ngân hàng khác, chỉ > 1 lần. Điều này là do VCB và CTG có nguồn tiền gửi KKH của khách hàng khá lớn > 50.000 tỷ đồng, đây là nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ DNNN lớn thường xuyên giao dịch với hai NHTMCP Nhà nước này. Đây là nguồn tiền gửi lớn, ổn định và giúp Ngân hàng gia tăng thu nhập chênh lệch từ lãi.

- ACB tăng cường gửi tiền vào các TCTD khác và đầu tư vào chứng khoán Nợ do Chính phủ phát hành, nhờ đó gia tăng tỷ lệ khả năng thanh khoản ngay. STB cũng tương tự ACB, nhưng chú trọng đầu tư vào chứng khốn Nợ do Chính phủ phát hành. EIB duy trì lượng tiền mặt quá lớn # 13.210 tỷ đồng, điều này làm khả năng thanh khoản cao nhưng giảm mức sinh lãi của tài sản.

Bảng 2.12 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các NHTMCP Việt Nam năm 2012

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu ACB CTG EIB STB VCB

Cho vay trung, dài hạn 46.937 132.901 23.886 36.484 91.626

Tổng dư nợ cho vay 102.815 333.356 74.922 96.334 241.163

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay (%)

45,65% 39,87% 31,88% 37,87% 37,99%

Nguồn vốn huy động 159.500 460.082 228.063 123.754 354.575

Tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động (%)

64,46% 72,46% 32,85% 77,84% 68,01%

- Theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với NHTM là 30%.

- Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ cho vay của các Ngân hàng xếp theo thứ tự tăng dần như sau: EIB < STB < VCB < CTG < ACB. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động xếp theo thứ tự tăng dần: EIB < ACB < VCB < CTG < STB. Như vậy, EIB có tỷ lệ cho vay trung, dài hạn khá thấp, bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động thấp nhất # 32,85% chứng tỏ EIB luôn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. VCB có tỷ lệ cho vay trung, dài hạn cũng khá thấp, tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động ở mức khá cao, tuy nhiên, so sánh hai tỷ lệ này với nhau cho thấy VCB cũng nằm trong giới hạn an toàn 30%. ACB có tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn khá cao, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động lại ở mức thấp nên ACB cũng đảm bảo tỷ lệ về việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. STB và CTG tương tự nhau, tuy tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động lại cao hơn các Ngân hàng khác nhưng tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ thì thấp. Qua đó, ta thấy các Ngân hàng đều đảm bảo được tỷ lệ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với NHTM là 30%.

2.2.6 Đánh giá t ng h p x pế h ng các NHTMCP Vi t Nam theo mơ hình CAMELS:

- Theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/03/2008 của NHNN về việc đánh giá xếp hạng các NHTMCP Việt Nam thì nguyên tắc tính điểm như sau: là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ ở từng chỉ tiêu. Những NHTMCP khơng có hoạt động nghiệp vụ theo Quy định này thì

khơng cho điểm đối với chỉ tiêu quy định về nghiệp vụ đó. Tổng số điểm đánh giá xếp loại tối đa cho một NHTMCP là 100 điểm. Cơ cấu điểm của từng chỉ tiêu đánh giá xếp loại như sau:

+ Vốn tự có (C): -3 → 15 điểm

+ Chất lượng tài sản (A): 0 → 35 điểm

+ Năng lực quản trị (M): 0 → 15 điểm

+ Kết quả hoạt động kinh doanh (E): 0 → 20 điểm

+ Khả năng thanh khoản (L): 0 → 15 điểm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình cameils đánh giá xếp hạng hoạt động các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w