Chỉ tiêu ACB CTG EIB STB VCB
ROA 0,44% 1,23% 1,26% 0,65% 1,07%
ROE 6,00% 18,00% 14,00% 7,00% 11,00%
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
8,26% 24,29% 18,03% 9,99% 13,87%
thuế/Tổng tài sản
Tổng thu nhập từ lãi, đvt: tỷ đ 22.269 50.661 16.932 16.631 31.747
Tổng chi phí từ lãi, đvt: tỷ đ 15.398 32.241 12.030 10.387 20.793
% chi phí từ lãi/thu nhập từ lãi 69,15% 63,64% 71,05% 62,46% 65,50%
Tổng tài sản Có sinh lời, đvt: tỷ đ
155.625 476.134 138.141 128.558 399.378
NIM 4,42% 3,87% 3,55% 4,86% 2,74%
Thu nhập lãi thuần, đvt: tỷ đ 6.871 18.420 4.901 6.497 10.954
Tổng thu nhập từ hoạt động, đvt: tỷ đ
5.835 21.962 5.387 6.853 15.108
% thu nhập từ lãi/tổng thu nhập từ hoạt động của Ngân hàng
118,0% 83,9% 91,0% 94,8% 72,5%
Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam năm 2012
- Theo quy định của Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn chủ sở hữu tối thiểu là 17% là mức có điểm cao nhất. Nếu xét theo tiêu chí này thì CTG và EIB đạt điểm cao nhất, kế đó là VCB, STB và cuối cùng là ACB. Cũng theo Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản tối thiểu là 0,9% là mức
có điểm cao nhất. Nếu xét theo tiêu chí này thì các Ngân hàng đều đạt điểm tuyệt đối, ngoại trừ ACB.
- Theo kinh nghiệm thế giới thì xét theo tiêu chí ROA như sau: + ROA > 2%: NHTM kinh doanh hiệu quả rất tốt
+ 1% < ROA ≤ 2%: NHTM kinh doanh tốt
+ 0,5% ≤ ROA ≤ 1%: NHTM kinh doanh trung bình + ROA < 0,5%: NHTM kinh doanh yếu kém.
- Như vậy, nếu xét theo tiêu chí ROA này, ta có nhận xét như sau: + NHTM kinh doanh tốt: EIB > CTG > VCB
6,259 6,170 4,427 4,303 4,217 3,2083,039 1,996 3,945 3,414 2,335 2,201 2,139 1,002 1,910 1,815 1,671 218,4132 784 ACB CTG EIB STB VCB
+ NHTM kinh doanh trung bình: STB + NHTM kinh doanh yếu kém: ACB
Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP Việt Nam qua các năm 2009 – 2012
Đvt: tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP Việt Nam qua các năm 2009 - 2012 8,000 6,000 4,000 2,000 0 2009 2010 2011 2012
Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam năm 2009 - 2012
- Năm 2012, dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt các Ngân hàng cũng phát sinh sự thay đổi lớn về cơ cấu Hội đồng quản trị: ACB, STB, có nhiều thơng tin nhạy cảm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, các Ngân hàng đã vững vàng trong mọi hoạt động, kịp thời khắc phục các tồn đọng để phát huy hơn nữa sức mạnh nội tại và duy trì nhịp độ tăng trưởng phù hợp với diễn biến hoạt động của ngành.
- Các Ngân hàng đều quá phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, tỷ trọng thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động rất cao chiếm từ mức thấp nhất là 72,5% (VCB) cho đến mức cao nhất là 94,8% (STB). - Xét theo chỉ tiêu NIM tăng dần của các Ngân hàng cho thấy: VCB < EIB <
- Đặc biệt, ACB với nhiều thông tin bất lợi kéo dài suốt hai tuần cuối tháng 08/2012 đã làm suy giảm đáng kể nguồn vốn huy động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sau đó của ACB. Bên cạnh đó, ACB có khoản lỗ khá lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng # 1.864 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của ACB năm 2012 đạt mức thấp nhất trong các Ngân hàng, lợi nhuận sau thuế năm 2011 của ACB gấp > 4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Vì vậy, năm 2012, với ROA < 0,5% thì ACB bị xem là NHTM kinh doanh yếu kém là hoàn toàn hợp lý. Năm 2012, tỷ trọng thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động là 118%, điều này cho thấy nguồn thu nhập lãi thuần đã phải bù đắp cho khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; càng làm tăng mức độ phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, gia tăng rủi ro. NIM của ACB chứng tỏ lãi suất cho vay của ACB khá cao và lãi suất huy động thấp nên tận dụng được chi phí lãi thấp, gia tăng thu nhập từ lãi. Thu nhập thuần từ lãi của ACB năm 2012 tăng 3,98% so với năm 2011. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến rủi ro mất khách hàng trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh như hiện nay hoặc rủi ro tín dụng do khách hàng mất khả năng chi trả lãi.
- Tương tự như ACB, STB cũng có nhiều biến động về cơ cấu Hội đồng quản trị cũng như có nhiều thơng tin nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng làm lợi nhuận sau thuế của STB năm 2012 khá thấp. Tuy nhiên, các hoạt động khác của STB khơng có biến động lớn, vẫn đạt lợi nhuận như các năm. Do đó, lợi nhuận sau thuế của STB năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011. Với ROA như trên thì hoạt động kinh doanh của STB chỉ ở mức trung bình trong năm 2012. STB cũng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ giữa thu nhập từ lãi thuần trên tổng thu nhập hoạt động là 94,8%. NIM của STB cao nhất so với các Ngân hàng khác cho thấy lãi suất cho vay của STB cũng khá cao và cũng tận dụng được chi phí lãi thấp như ACB; thu nhập lãi thuần STB năm 2012 tăng 11,21% so với năm 2011.
- Những khó khăn chung của nền kinh tế vào năm 2012, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khách hàng cá nhân tiết kiệm chi tiêu nên cho vay sản xuất hay cho vay tiêu dùng cũng rất khó đạt được chỉ tiêu mong muốn từ đầu năm. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB trong những tháng đầu năm 2012 rất chậm dẫn đến lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh. Dù vậy, VCB vẫn đảm bảo duy trì các chỉ tiêu ROA, ROE ở mức tốt, nguyên nhân là do VCB có lợi thế về lãi thu nhập kinh doanh ngoại hối năm 2012 tăng 26% so với năm 2011. Tuy vẫn phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng nhưng tỷ lệ thu nhập từ lãi thuần trên tổng thu nhập của VCB là thấp nhất so với các Ngân hàng khác # 72,5%. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế của VCB năm 2012 vẫn khá tốt, có sự tăng trưởng # 4,98% so với năm 2011. NIM của VCB nhỏ nhất so với các Ngân hàng khác cho thấy VCB đã giảm lãi suất vay nhằm chia sẻ với khách hàng vay vốn trong giai đoạn khó khăn năm 2012, thu nhập từ lãi thuần của VCB giảm so với năm 2011. Tuy nhiên, nhờ không phụ thuộc quá lớn vào thu nhập lãi, VCB đã tìm kiếm được nguồn lợi nhuận từ hoạt động khác ít rủi ro hơn là hoạt động kinh doanh ngoại hối, vừa giảm thiểu rủi ro, vừa phục vụ tốt khách hàng, vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Đánh giá VCB hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt trong năm 2012 là hoàn toàn hợp lý.
- Nếu chỉ xét về ROA của EIB năm 2012 cao nhất so với các Ngân hàng khác cho thấy Ngân hàng này hoạt động hiệu quả tốt, đem lại thu nhập tốt. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối lợi nhuận và số tuyệt đối của tổng tài sản thì ta thấy tổng tài sản của EIB nhỏ hơn nhiều so với tổng tài sản của VCB và CTG, cho nên chỉ tiêu ROA cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Phân tích thêm về tỷ trọng thu nhập từ lãi thuần trên tổng thu nhập cho thấy EIB cũng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập từ hoạt động tín dụng (91%). Trong năm 2012, tuy có nhiều khó khăn nhưng EIB vẫn đảm bảo thu nhập lãi thuần chỉ giảm nhẹ # 7,48% so với năm 2011, trong khi các hoạt động đầu tư kinh doanh khác khơng có biến động bất thường; vì vậy, lợi nhuận sau thuế EIB năm
2012 giảm # 29,62% so với năm 2011. Tuy lợi nhuận sau thuế của EIB bị giảm sút nhưng vẫn cao hơn lợi nhuận của ACB và STB. Vì vậy, đánh giá phân tích đầy đủ và tồn diện thì EIB trong năm 2012 chỉ hoạt động kinh doanh ở mức trung bình, tốt hơn so với STB mặc dù có ROA cao nhất trong số các Ngân hàng khác.
- CTG có quy mơ tài sản và vốn chủ sở hữu cao nên có nhiều thuận lợi để đạt được lợi nhuận cao, dẫn đến ROA và ROE (18%, cao nhất so với các Ngân hàng khác) của CTG năm 2012 khá cao. Tương tự các Ngân hàng khác, CTG phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần, trong năm 2012 hoạt động tín dụng khó khăn nên thu nhập lãi thuần giảm so với năm 2011, dẫn đến thu nhập sau thuế của CTG giảm so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, CTG lại có sự tăng trưởng về lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và hoạt động đầu tư chứng khốn. Do đó, đánh giá CTG trong năm 2012 hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt.