Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.2.1 Xây dựng thang đo

Trong buổi trao đổi chuyên gia thì tác giả nhận thấy được rằng các hộ dân ở huyện Đơ Lương tỉnh Nghệ An hầu hết chưa có kỹ thuật canh tác thích hợp, sản phẩm nơng nghiệp của hộ nông dân chưa đạt được chất lượng tốt, thiếu trang thiết bị và đầu tư trong SXNN cũng như quy mơ sản xuất q nhỏ vì thế khơng làm phát triển được các mơ hình nơng nghiệp theo VietGap.

Từ những kết quả phỏng vấn chuyên gia thì tác giả đã hiểu chỉnh thang đo và đưa vào luận văn của mình như sau:

Bảng 3. 1 Bảng thang đo nghiên cứu

STT Mã hoá Thang đo

1. Nhóm nhân tố về yếu tố sản xuất

1 YTSX1 Chất đất phù hợp với ĐTPT SXNN theo VietGap 2 YTSX2 Phương pháp sản xuất, phù hợp

3 YTSX3 Tiếp cận nhiều cơ sở hạ tầng thuận tiện 4 YTSX4 Thời tiết khí hậu

2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ nông dân

1 DDHND1 Kinh nghiệm của hộ nông dân

2 DDHND2 Trình độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân 3 DDHND3 Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap, danh tiếng của hộ nông

dân sản xuất sẽ được nâng cao

3. Nhóm nhân tố về thị trường

1 TT1 Giá cả thị trường 2 TT2 Nhu cầu thị trường 3 TT3 Sản phẩm cạnh tranh

4. Nhóm nhân tố về hỗ trợ đầu tư của Doanh nghiệp

1 HTDN1 Doanh nghiệp hỗ trợ về các kỹ thuật canh tác cũng như quy trình sản xuất

2 HTDN2 Doanh nghiệp hỗ trợ về nguồn vốn sản xuất

3 HTDN3 Doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị cho các hộ dân liên kết

5. Nhóm nhân tố về chính sách hỗ trợ của nhà nước

1 HTNN1 Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho Hộ nông dân 2 HTNN2 Nhà nước hỗ trợ về việc cấp giấy chứng nhận

3 HTNN3 Nhà nước hỗ trợ về đào tạo, tập huấn đầu tư theo tiêu chuẩn VietGap

4 HTNN4 Nhà nước hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho hộ nông dân ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap

6. ĐTPT SXNN của hộ nông dân theo tiêu chuẩn VietGap

1 ĐTPT1 ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap có thu nhập kinh tế cao hơn

2 ĐTPT2 ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap có năng suất cao hơn

3 ĐTPT3 Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap có tăng trưởng đáng kể trong doanh thu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Qua bảng 3.1 thì tác giả đã đưa ra được nhóm 5 nhân tố thang đo như sau: Nhân tố về yếu tố sản xuất; Nhân tố về đặc điểm của hộ nông dân; Nhân tố về thị trường; Nhân tố về Hỗ trợ của Doanh nghiệp; Nhân tố về hỗ trợ chính sách của nhà nước. Ngồi ra, tác giả cịn rút ra được nhân tố ĐTPT SXNN của hộ nông dân theo tiêu chuẩn VietGap để đánh giá mức độ hiệu quả khi đầu tư theo Vietgap của hộ nơng dân, từ đó khuyến khích hộ nơng dân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

3.3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi

Từ thang đo được thiết kế theo từng nhân tố tác động, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để tiến hảnh khảo sát tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tác giả sử dụng loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời theo thang đo Likert. Mỗi câu hỏi được thiết kế thành một thang đo có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5, đi từ việc rất thấp (theo mức 1) đến mức rất cao (theo mức 5). Đây là loại câu hỏi nhằm đánh giá theo tính chất hành vi và ứng xử của người trả lời dựa vào nhận thức, hiểu biết của người trả lời vào một phát biểu cụ thể nào đó liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bảng 3. 2 Cấu trúc câu hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân trên địa bàn Huyện Đô Lương tỉnh

TT Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo Likert Phần I. Nhóm nhân tố về yếu tố sản xuất

Phần II. Nội dung khảo sát

1 Nhóm nhân tố về yếu tố sản

xuất 4 5

2 Nhóm nhân tố về đặc điểm

của hộ nơng dân 3 5 3 Nhóm nhân tố về thị trường 3 5 4 Nhóm nhân tố về hỗ trợ đầu

tư của Doanh nghiệp 3 5 5 Nhóm nhân tố về chính

sách hỗ trợ của nhà nước 4 5 6 ĐTPT SXNN của hộ nông

dân theo tiêu chuẩn VietGap 3 5 Tổng cộng các biến quan

sát 20

Nguồn: Tác giả xây dựng 3.3.2.3 Phương pháp đo lương và tính tốn dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.

3.3.2.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Phương pháp thu thập dữ liệu: quá trình nghiên cứu cụ thể sẽ tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đáp viên. Việc tiến hành chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện, có nghĩa là tác giả chọn các đối tượng có thể tiếp cận được có hiểu biết và liên quan đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân theo tiêu chuẩn VietGap. Phương pháp chọn mẫu này hiện đại khá phổ biến vì điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và kinh tế.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

độc lập và 3 biến đo lường 1 biến phụ thuộc “ĐTPT SXNN của hộ nông dân theo tiêu chuẩn VietGap”. Thang đo dử dụng trong nghiên cứu là thang đo do Likert với 5 mức độ từ thấp đến cao, cụ thể như sau: (1) - Hồn tồn khơng đồng ý; (2) - Khơng đồng ý; (3) - Trung lập; (4) - Đồng ý; (5) - Rất đồng ý.

Bước 2: Xác định số lượng mẫu

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: để sử dụng cơng cụ phân

tích EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp rất là phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước

mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Nghiên cứu này có 20 biến quan sát vì vậy kích thuốc mẫu tối thiểu là 20 x 5 = 100.

Phương pháp phân tích hồi quy đa tuyến: Theo Green (1991) và Fidell

(2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, T46) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được xác định theo công thức là n >= 50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo đó, nghiên cứu này có 7 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 50 + (8 x 5) = 90.

Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Vì vậy tác giả chọn khảo sát 185 mẫu là phù hợp.

Bước 3: Gửi phiếu khảo sát cho các hộ nông dân, thành viên của các HTX đang SXNN ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các hộ nông dân đang sản xuất nông nghiệp ở xã Thuận Sơn, xã Trung Sơn, Xã Yên Sơn, xã Đà Sơn, xã Lạc Sơn, xã Nam Sơn và Xã Đại Sơn... đặc biệt các hộ đang sản xuất nông nghiệp.

Bước 4: Thu thập phản hồi từ các hộ nông dân ở Huyện Đô Lương

Tác giả đã gửi 185 phiếu bảng câu hỏi khảo sát đến hộ nông dân SXNN ở huyện Đô Lương. Kết quả nhận được 185 phiếu khảo sát, trong đó 15 phiếu bị loại do không hợp lệ (chủ yếu là thiếu thông tin). Do đó, số lượng quan sát cịn lại để

đưa vào phân tích là 170 phiếu.

Bước 5: Xử lý dữ liệu thơng qua việc sử dụng cơng cụ phân tích SPSS

xử lý dữ liệu, tiến hành các bước (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, bước (2) kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA và (3) phân tích hồi quy đa biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 52 - 56)