CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN BÀN
4.4. Giả định về tính độc lập của sai số
Mơ hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OSL được thực hiện với một số giả định và mơ hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để đảm bảo cho độ tin cậy của mơ hình, việc dị tìm sự vi phạm các giả định là cần thiết.
4.4.1. Giả định liên hệ tuyến tính
Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đốn. Do đó giả thiết về liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.2 Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn đốn
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS
4.4.2 Giả định phân phối chuẩn của phần dư
Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram và đồ thị Q-Q plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với
phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0.985).
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS
Đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.
Hình 4.4 Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa
4.4.3. Giả định về tính độc lập của sai số
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate Durbin-Watson 1 .775a .600 .588 .34592 1.930
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS
Ta thấy, hệ số Durbin-Watson= 1.930 (1<Dubin-Watson<3) nên ta có thể kết luận khơng xảy ra hiện tượng tương quan.
4.4.4. Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập
Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: như đã đề cập ở phần phân tích tương quan, giữa các biến độc lập có tương quan với nhau, điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng
tuyến của mơ hình. Vì vậy ta sẽ kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai
VIF của các biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình này là nhỏ, khơng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
4.4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định hồi quy cho thấy 5 yếu tố: Nhân tố về yếu tố sản xuất (YTSX), Nhân tố về đặc điểm hộ nông dân (DDHND), Nhân tố về thị trường (TT), Nhân tố về hỗ trợ đầu tư của Doanh nghiệp (HTDN), Nhóm nhân tố về
chính sách hỗ trợ của nhà nước (HTNN) với ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (ĐTPT) (các hệ số Beta chuẩn hóa đều > 0) và có ý nghĩa trong thống kê (Sig <0,05). Do đó ta có thể
Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết Nội dung Sig Kết quả
H1 Điều kiện yếu tố sản xuất mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng biệt, với thời tiết phù hợp, có điều kiện về đất sản xuất và tiếp cận nhiều cơ sở hạ tầng cũng như phương pháp sản xuất thì Yếu tố sản xuất có tác động cùng chiều (+) đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An
0.000 Chấp nhận
H2 Đặc điểm của Hộ nơng dân có trình độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGap cũng như muốn tham gia VietGap để tăng danh tiếng cũng như uy tín trong sản xuất, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sẽ có tác động cùng chiều (+) đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân.
0.000 Chấp nhận
H3 Thị trường ln có sự biến đổi liên tục về giá cả thị trường, nhu cầu thị trường và những sản phẩm cạnh tranh của sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy nhân tố về thị trường cũng sẽ có tác động cùng chiều (+) đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân.
0.000 Chấp nhận
H4 Việc hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp đến hộ nông dân như nguồn vốn, máy móc thiết bị cũng như về các kỹ thuật canh tác có tác động cùng chiều (+) đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân.
0.000 Chấp nhận
H5 Nhà nước hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư cho hộ nông dân cũng như các buổi đào tạo tập huấn, hay là việc hỗ trợ sản phẩm đầu ra cũng như cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGap cũng có tác động cùng chiều (+) đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân.
0.000 Chấp nhận