Tổng quan về thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN BÀN

4.2 Tổng quan về thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ

hộ nông dân theo VietGap tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An

Vốn ĐTPT SXNN của hộ nông dân phần lớn là thu từ lợi nhuận từ các vụ sản xuất trước để lại, kết hợp với nguồn vốn đầu tư cũng như nguồn vay nợ từ ngân hàng hoặc các thương lái.

Qua bảng 4.3 ta thấy quy mơ vốn đầu tư có xu hướng biến động qua các năm trong đó cao nhất là năm 2018 và năm 2021 ở cả hai nhóm hộ nơng dân đầu tư theo VietGap và không theo VietGap. Nguyên nhân của biến động này chủ yếu là do sự thay đổi của vốn đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định trong hai năm này có sự tăng đột biến so với các năm khác ở đồng thời cả hai nhóm hộ nơng dân. Xuất phát điểm của biến động này là do trong chu kì đầu tư trước, các hộ tập trung đầu tư đồng loạt do đó đến thời điểm năm 2018 và 2021 nhiều hộ dân cần phải đầu tư mới lại. Đồng thời, việc đầu tư lại từ đầu cũng kéo theo chi phí cơng lao động, đầu tư phân chuồng và đầu tư thuốc bảo vệ thực vật tăng theo. Đặc biệt giá cả phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật do ảnh hưởng dịch Covid 19 làm cho giá

cả leo thang, kết hợp với sản phẩm nơng nghiệp đầu ra khó khăn khiến cho người dân ĐTPT SXNN gặp nhiều bất lợi.

Bảng 4. 1 Quy mô vốn đầu tư của 170 hộ sản xuất trên địa bàn huyện Đô Lương

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap 1 Đầu tư TSCĐ 150,68 200,50 570 830 220,55 245,68 250,44 270,35 970 1205,76 2 Đầu tư phân

bón

350,23 420,45 703,23 863,25 520,35 598,30 1024,45 1243,93 1229,05 1303,43

3 Đầu tư thuốc BVTV

1589,14 1945,34 2650,89 3004,33 1993,89 2239,24 2534,43 2856,72 2802,12 3108,31

4 Đầu tư công lao động

1434,25 1794,54 2792,23 3255,98 1423,23 1829,09 1554,21 1930,45 3089,22 3545,33

5 Tổng đầu tư 3524,3 4360,83 6716,35 7953,56 4158,02 4912,31 5363,53 6301,45 8090,39 9162,83

Qua bảng trên cũng cho thấy lượng vốn đầu tư của hộ nông dân sản xuất theo VietGap cao hơn hẳn nhóm cịn lại. Mức chênh lệch dao động trong khoảng 754,29 triệu đến 1072,44 triệu đồng trong đó chủ yếu là do chênh lệch trong đầu tư tài sản cố định (tổng mức chênh lệch từ 19,91 triệu đến 235,76 triệu đồng), tiếp đến là chênh lệch đầu tư phân bón (tổng mức chênh lệch từ 70,22 triệu đến 219,48 triệu đồng), tiếp theo là chênh lệch Đầu tư thuốc BVTV (tổng mức chênh lệch từ 245,35 triệu đến 356,2 triệu đồng) và còn lại mức chênh lệch thấp nhất là đầu tư công lao động (tổng mức chênh lệch từ 360,29 triệu đến 463,75 triệu đồng).

Bảng 4. 3 Tốc độ tăng giảm định gốc của Tổng đầu tư

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Không VietGap VietGap Tổng đầu tư (Triệu đồng) 3524,3 4360,83 6716,35 7953,56 4158,02 4912,31 5363,53 6301,45 8090,39 9162,83 Tốc độ tăng định gốc (%) - - 90,57 82,39 17,98 12,65 52,19 44,50 129,56 110,12

Nhìn vào tốc độ tăng định gốc của tổng đầu tư của hộ nông dân sản xuất theo quy trình VietGap thay đổi ít biến động hơn so với đầu tư không theo VietGap, cụ thể như sau: Với năm 2018 và năm 2021 đầu tư theo VietGap có mức tăng cao lần lượt có tốc độ tăng là 82,39% và 110,12% trong đó so với mức tăng với các hộ khơng đầu tư theo VietGap năm 2018 và 2021 là 90,57% và 129,56%. Có sự khác biệt này là do quy trình đầu tư theo VietGap đã có sẵn từ những đợt đầu tư trước, mặc dù tổng đầu tư có cao hơn so với các hộ không đầu tư theo VietGap, tuy nhiên tốc độ tăng đầu tư ít hơn, cho thấy hiệu quả trong đầu tư của hộ nông dân.

Về nguồn vốn huy động của hộ nông dân chủ yếu là từ nguồn vốn vay từ ngân hàng, một phần một số hộ dân được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước theo Nghị định 98 về liên kết với Doanh nghiệp, ngoài ra một vài doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã có hỗ trợ về các cơng tác kỹ thuật cũng như máy móc để hộ nơng dân có thể canh tác sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên hầu hết các hộ dân đều gặp phải nhiều khó khăn chủ yếu như:

Thứ nhất, khó khăn về yếu tố sản xuất: Nhiều hộ dân mặc dù đã có diện tích đất canh tác khá nhiều tuy nhiên chất lượng đất cịn yếu kém chưa có cách xử lý độ chua trong đất. Các phương án sản xuất chưa hợp lí kết hợp cơ sở hạ tầng tại địa phương còn yếu kém làm cho tâm lí đầu tư của người dân vào nơng nghiệp, cụ thể là đầu tư theo VietGap còn e ngại.

Thứ hai, khó khăn về kinh nghiệm của hộ cũng như mức độ hiểu biết của hộ nơng dân cịn yếu kém về đầu tư nơng nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap nên khó tiếp cận được nhiều quy trình sản xuất

Thứ ba, khó khăn về thị trường như được mùa mất giá khiến cho hộ dân lo lắng, nhu cầu thị hiếu của khách hàng thay đổi liên tục nên sản phẩm nơng nghiệp khó có thể đáp ứng được tới người tiêu dùng

Thứ tư, khó khăn về việc tiếp cận hỗ trợ đầu tư của Doanh nghiệp. Hầu hết hộ nông dân chỉ liên kết với các thương lái thu mua, chưa được tiếp cận làm việc trực tiếp với các Doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều, gây

thiệt thòi rất lớn đối với các hộ nông dân tham gia đầu tư phát triển SXNN theo VietGap

Thứ năm, mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ hộ nông dân trong việc đầu tư sản xuất nông nghiệp theo VietGap, tuy nhiên việc hỗ trợ đó cịn vướng mắc bởi nhiều thủ tục giấy tờ cũng như các chính sách đưa ra người dân cũng rất khó tiếp cận.

Doanh thu, lợi nhuận của các hộ nơng dân ĐTPT SXNN là vấn đề quyết định để các hộ dân có đầu tư bám trụ với nền nơng nghiệp hay khơng. Chính vì vậy để làm rõ có nên đầu tư phát triển theo tiêu chuẩn VietGap hay khơng thì tác giả đã so sánh Lợi nhuận của hai loại đầu tư này. Cụ thể như sau:

Bảng 4. 4 Lợi nhuận bình quân của 170 hộ sản xuất trên địa bàn huyện Đô Lương

Đơn vị: Triệu đồng/ha/năm

Lúa Chanh khơng hạt Dưa lưới

Lợi nhuận bình qn

Khơng

VietGap 45 60 600 VietGap 60 100 950

(Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS)

Qua bảng 4.4 thì ta thấy lợi nhuận bình quân của hộ dân khi tham gia VietGap cao hơn mức bình qn hộ dân khơng tham gia Vietgap cụ thể:

Lợi nhuận bình quân trồng lúa chênh lệch khi đầu tư VietGap là 15 triệu đồng, lợi nhuận bình quân chênh lệch trồng chanh không hạt khi đầu tư theo VietGap là 40 triệu đồng và lợi nhuận cao nhất là trồng dưa lưới với chênh lệch khi đầu tư theo VietGap đạt được là 350 triệu đồng.

Việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap đã mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho hộ nơng dân. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao, cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hỗ trợ, tuy nhiên lợi ích mang lại cao gấp rất nhiều lần so với khơng tham gia VietGap. Vì vậy tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân là điều rất quan trọng, từ đó sẽ có các giải pháp thiết yếu giúp hộ dân có thể có bước tiến để đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp, sẽ được tác giả trình bày ở mơ hình nghiên cứu để làm rõ những ảnh hưởng mà các tác nhân gây ra khó khăn, hạn chế bằng mơ hình định

lượng ở phần tiếp theo, từ đó tác giả sẽ tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến ĐTPT SXNN của hộ nông dân theo tiêu chuẩn VietGap.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w