5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
Tăng cường vốn tự có
Trong hoạt động kinh doanh NH, vốn tự có được xem như “tấm đệm“ để phòng chống rủi ro. Nguồn vốn tự có của NH Đại Dương Thanh Hóa còn nhỏ so với yêu cầu kinh doanh. Do vậy không chỉ gây khó khăn cho chi nhánh trong việc cho vay các dự án có giá trị lớn. Về nguyên tắc vốn tự có phải được bổ xung dần dần từ lợi nhuận song nếu áp dụng phương thức đó mất rất nhiều thời gian. Bởi vậy cách thức tối ưu chi nhánh xin cấp vốn bổ xung từ NH Đại Dương Thanh Hóa.
Việc gia tăng nguồn vốn tự có cho chi nhánh sẽ tạo tiền đề cho chi nhánh có thể tăng cường hơn nữa hiện đại hoá công nghệ, mở rộng cho vay, yên tâm chú trọng vào các chiến lược kinh doanh lâu dài.
Cân đối khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả cao
Nhu cầu thị trường về vốn vay là rất lớn. Trong khi đó khả năng huy động vốn trung và dài hạn ngày càng khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, công tác cân đối vốn và quản trị rủi ro cần được thực hiện tốt nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.
Tăng cường kiểm soát nội bộ chi nhánh
Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để có thể kịp thời và ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH thì NH Đại Dương Thanh Hóa cần thiết lập hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả.
sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời có khả năng dự báo được các rủi ro trong tương lai.