5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NH Đại Dương Thanh Hóa
2.2.1.1.Doanh số cho vay
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà nhu cầu vay vốn của KH ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó việc áp dụng mức lãi suất hợp lý đối với mỗi thành phần kinh tế đã thu hút một lượng lớn KH đến vay vốn tại Oceanbank (phục vụ sản xuất kinh doanh) làm cho doanh số cho vay ngân hàng của chi nhánh tăng cao qua 2 năm. Doanh số cho vay của Oceanbank được phân tích cụ thể theo 2 chỉ tiêu là thời hạn cho vay và ngành kinh tế qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Oceanbank theo thời hạn và theo ngành kinh tế qua 2 năm 2011 – 2012
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU 6 thángCN2011 6 tháng ĐN2012NĂM 6 tháng CN2012 ĐN12/CN11CHÊNH LỆCHCN12/ĐN12 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt
đối %
Tuyệt
đối %
I. Theo thời hạn cho vay 892.146 100 1.042.367 100 1.257.830 100 150.221 16,84 215.463 20,67 1. Cho vay ngắn hạn 800.620 89,74 936.161 89,81 1.133.546 90,12 135.541 16,93 197.385 21,08 2. Cho vay trung-dài hạn 91.526 10,26 106.206 10,19 124.284 9,88 14.680 16,04 18.078 17,02 II. Theo ngành kinh tế 892.146 100 1.042.367 100 1.257.830 100 150.221 16,84 215.463 20,67
1. Công nghiệp & Tiểu thủ
Công nghiệp 179.989 20,17 156.689 15,03 115.919 9,22 (23.300) (12,95) (40.770) (26,02) 2. Thương mại dịch vụ 450.455 50,49 620.832 59,56 881.959 70,12 170.377 37,82 261.127 42,06 3. Nông lâm nghiệp 51.252 5,74 64.638 6,20 59.765 4,75 13.386 26,12 (4.873) (7,54) 4. Thủy sản 189.578 21,25 149.176 14,31 132.490 10,53 (40.402) (21,31) (16.686) (11,19) 5. Cho vay khác 20.872 2,34 51.032 4,90 67.697 5,38 30.160 144,50 16.665 32,66
a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Qua bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay ngắn, trung và dài hạn tại NH có xu hướng tăng lên theo từng năm. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Điều này phù hợp với chiến lược đầu tư tín dụng của Oceanbank là tập trung vào các khoản vay tiêu dùng, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, giảm thiểu rủi ro khi thời gian đầu tư kéo dài. Cụ thể cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 89% tổng doanh số cho vay và tăng dần qua 2 năm, CN2011 cho vay ngắn hạn chiếm 89,74%, cho vay trung và dài hạn là 10,26%. Đến CN2012 tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn đạt 90,12%, tương ứng doanh số cho vay trung và dài hạn giảm còn 9,88%.
Doanh số cho vay ngắn hạn: ĐN 2012 đạt 936.161 triệu đồng tăng 135.541 triệu đồng tương đương 16,93% so với CN 2011. Đến CN2012, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn với số tiền 197.385 triệu đồng tương đương 20,08% so với ĐN2012. Khoản vay ngắn hạn này chủ yếu cho đầu tư bổ sung vốn lưu động để thực hiện các chi phí sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó khoản vay đó còn đáp ứng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng, làm việc, sữa chữa nhà cửa, … bởi vì lĩnh vực này ít rủi ro và thu hồi vốn nhanh, KH có thể trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
Doanh số cho vay trung và dài hạn: CN2011 cho vay đạt 91.526 triệu đồng, đến ĐN2012 đạt 106.206 triệu đồng, tăng 16,04% so với CN2011. Sang CN2012 tốc độ tăng là 17,02% so với ĐN 2012, cho vay đạt 124.284 triệu đồng. Cho vay trung và dài hạn tăng trưởng nhanh qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư phát triển như xây dựng nhà máy, kho bãi, mua máy móc, thiết bị … Mặt khác cho vay trung và dài hạn còn phục vụ cho việc sữa chữa, mua sắm nhà đất; mua xe phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa …
b) Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Qua bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Oceanbank qua 2 năm có sự tăng giảm không đều, và tỷ trọng của từng ngành về doanh số cho vay đã thay đổi qua 2 năm.
Thương mại dịch vụ: đây là ngành mà doanh số cho vay có sự tăng trưởng rất cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể, ĐN2012 doanh số cho vay đạt 620.832 triệu đồng chiếm 60% tổng doanh số cho vay
tăng 170.377 triệu đồng tức 37,82% so với CN2011. Sang năm CN2012, doanh số cho vay lại tiếp tục tăng cao với số tiền 261.127 triệu đồng tương đương 42,06% so với CN2011, đưa tỷ trọng của ngành này trong CN2012 được nâng lên chiếm 70% trong tổng doanh số cho vay. Để đạt được kêt quả này, chi nhánh đã tích cực thu hút KH lớn, cũng như giữ những KH truyền thống. Mặt khác, ngành thương mại - dịch vụ đang là ngành đang được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển nhằm góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra, trong những năm qua giá cả hàng hoá biến động tăng liên tục nên với doanh số cho vay như cũ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp trong ngành thương mại - dịch vụ …Từ những lý do trên Ngân hàng đã phát vay tăng đối với ngành nghề kinh doanh này.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: doanh số cho vay của ngành này liên tục giảm trong 2 năm, cụ thể ĐN2012 là 156.689 triệu đồng, giảm 12,95% tương ứng với giảm 23.300 triệu đồng so với CN2011. Sang CN2012 tốc độ giảm nhanh hơn, doanh số cho vay chỉ còn 115.919 triệu đồng, giảm 40.770 triệu đồng so với ĐN2012. CN2011 ngành này chiếm 20% trong tổng số cho vay, sang ĐN 2012 là 15% và chỉ còn 9% ở CN2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngành nghề này ở tại Thanh Hóa chưa phát triển, chưa hình thành nên các khu công nghiệp nên người dân cũng như các doanh nghiệp chưa mạnh dạn mở rộng việc đầu tư.
Thủy sản: mặc dù chiếm tỷ trọng cũng tương đối trong tổng doanh số cho vay nhưng số vốn đầu tư cho ngành thủy sản lại giảm đều qua các năm. Cụ thể, ĐN 2012 doanh số cho vay đạt 149.176 triệu đồng giảm 40.402 triệu đồng tương đương 21,31% so với CN2011. CN2012, lại tiếp tục giảm với số tiền 16.686 triệu đồng tức 11,19% so với ĐN 2012. Từ đó tỷ trọng của ngành cũng giảm từ 21% ở CN2011, ĐN2012 còn 14% và sang CN2012 chỉ còn 11%. Có thể nói thủy sản đã được chủ trương phát triển như một ngành chủ lực của tỉnh, tuy nhiên đây là lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, chưa đựng nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó Ngân hàng đã chịu nhiều tổn thất ở lĩnh vực này, vì thế lĩnh vực này nằm trong số ngành phải hạn chế cho vay, chỉ giử lại các KH uy tín, vay trả tốt để tiếp tục đầu tư.
2.2.1.2.Doanh số thu nợ
Một trong các nguyên tắc cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả. Nếu đồng vốn của Ngân hàng sau một thời gian đã được cam kết trong hợp đồng mà đồng vốn đó không
Ngân hàng không thể đầu tư cho xã hội, kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự phá sản. Nhận thức được vấn đề trên, trong chiến lược kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Qua bảng số liệu đó ta thấy doanh số thu nợ cũng có cơ cấu và tốc độ tăng giảm khá tương ứng với doanh số cho vay.
a.Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
Xem xét tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay ta thấy doanh số thu nợ ở các thời hạn đều tăng và doanh số thu nợ của cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. CN 2012 thu nợ trong cho vay ngắn hạn là 1.104.554 triệu đồng (chiếm 90,24% tổng doanh số thu nợ) tăng so với ĐN2012 là 182.701 triệu đồng và việc thu nợ trong cho vay trung và dài hạn của CN2012 cũng tăng lên so với ĐN 2012 là 20.623 triệu đồng. Tình hình thu nợ tăng lên như vậy là do doanh số cho vay CN 2012 tăng khá cao cho nên việc thu hồi nợ cũng từ đó tăng lên, ngoài ra Ngân hàng còn chấp hành tốt các nguyên tắc cho vay, vận dụng linh hoạt mềm dẻo các trường hợp cụ thể, CBTD đã làm tốt công tác thu nợ đưa doanh số thu nợ vủa Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
b.Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung tình hình thu hồi nợ không có sự biến động đặc biệt nào so với doanh số cho vay ở từng ngành kinh tế. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là doanh số thu nợ của ngành thương mại và dịch vụ, doanh số thu nợ của ngành này luôn chiếm trên 50% tổng doanh số thu nợ của các ngành, cao nhất là CN 2012 đạt 68,16%. Bên cạnh đó cũng có một số ngành có tỷ trọng giảm qua từng năm như ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thủy sản …
Vấn đề thu hồi nợ của ngành thương mại - dịch vụ khá khả quan qua từng năm như trong CN2011 là 437.638 triệu đồng nhưng ĐN2012 thu hồi nợ được là 592.899 triệu đồng tăng lên 155.261 triệu đồng so với CN2011. CN2012 có doanh số thu nợ tăng 40,72% tương ứng với 241.405 triệu đồng so với ĐN2012. Diễn biến theo xu hướng tăng của doanh số thu nợ xuất phát từ nguyên nhân doanh số cho vay qua 3 năm của ngành này tăng khá cao cho nên việc thu hồi nợ cũng từ đó tăng lên. Mặt khác đó còn là hiệu quả sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Ngân hàng, công tác thu nợ ngày càng đạt hiệu quả đối với những món nợ đến hạn, có thể nói trong những năm qua mối quan hệ giữa Ngân hàng và KH ngày vay vốn ngày càng được cũng cố và phát triển tốt đẹp, thể hiện bằng sự tăng lên của doanh số thu nợ các món nợ đến hạn.
Việc thu hồi nợ của một số ngành vẫn còn trì trệ, cụ thể như ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ĐN 2012 thu được với số tiền là 157.839 triệu đồng thì đến CN 2012 số tiền thu được thực tế 127.671 triệu đồng, điều đó cũng có nghĩa là giảm 30.168 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong những năm qua nền kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng có nhiều biến động bất thường (dịch bệnh gia cầm, thủy cầm, gia súc; ngành nghề nuôi tôm phát triển ồ ạt), trong lúc cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được dẫn đến chất lượng của con tôm chưa có hiệu quả cao, từ đó dẫn đến việc tăng nợ quá hạn và tiếp tục thu ít dần. Bên cạnh đó do có một số khoản vay được phát vào cuối năm nên việc thu hồi nợ phải được tiến hành vào năm sau, hơn nữa doanh số thu nợ được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khả năng tài chính doanh nghiệp, một phần trên cơ sở thoả thuận giữa KH với Ngân hàng, và doanh số thu nợ chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Tình hình thu nợ của Ocean bank theo thời hạn và theo ngành kinh tế qua 2 năm 2011 – 2012
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
6tháng CN2011 6 Tháng ĐN2012 6 Tháng CN 2012 ĐN12/CN11 CN12/ĐN12 Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Theo thời hạn cho vay 862.117 100 1.020.744 100 1.224.068 100 158.627 18,40 203.324 19,92 1. Cho vay ngắn hạn 773.887 89,77 921.853 90,31 1.104.554 90,24 147.966 19,12 182.701 19,82 2. Cho vay trung-dài hạn 88.230 10,23 98.891 9,69 119.514 9,76 10.661 12,08 20.623 20,85 I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020.744 100 1.224.068 100 158.627 18,40 203.324 19,92 1. Công nghiệp & Tiểu
thủ Công nghiệp 176.332 20,45 157.839 15,46 127.671 10,43 (18.493) (10,49) (30.168) (19,11) 2. Thương mại dịch vụ 437.638 50,76 592.899 58,08 834.304 68,16 155.261 35,48 241.405 40,72 3. Nông lâm nghiệp 49.327 5,72 66.413 6,51 60.923 4,98 17.086 34,64 (5.490) (8,27) 4. Thủy sản 178.601 20,72 163.109 15,98 139.754 11,42 (15.492) (8,67) (23.355) (14,32) 5. Cho vay khác 20.219 2,35 40.484 3,97 61.416 5,02 20.265 100,23 20.932 51,70
2.2.1.3.Dư nợ cho vay
Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay thì chỉ tiêu dư nợ cũng dùng để đánh giá quy mô tín dụng của Ngân hàng, nó phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm. Tại Oceanbank qua 2 năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay là sự gia tăng của dư nợ.
a.Dư nợ cho vay theo thời hạn
Qua bảng 2.3 ta thấy đi đôi với việc cho vay và thu nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng được tăng cao không ngừng, điều này được thể hiện qua bảng 6. Ta thấy chỉ tiêu dư nợ đối với dư nợ cho vay ngắn hạn tăng tương đối, nguyên nhân chính là CBTD đã quan tâm mở rộng qui mô đầu tư, mở rộng đối tượng cho vay và ngành nghề sản xuất. Cụ thể, ĐN2012 dư nợ ngắn hạn là 348.473 triệu đồng (chiếm 90,31% tổng dư nợ) tăng 14.308 triệu đồng tương đương 4,28% so với CN2011, dư nợ trung dài hạn tăng 7.315 triệu đồng tức 17,8% đẩy tổng dư nợ lên 396.988 triệu đồng (chiếm 9,69% tổng dư nợ) tăng 21.623 triệu đồng tức 5,8% so CN2011. CN2012, tổng dư nợ đạt 430.750 triệu đồng tăng 33.762 triệu đồng tức 8,50% so với ĐN2012. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 90,24% là 377.465 triệu đồng tăng 28.992 triệu đồng tức 8,32% so với năm 2006, dư nợ trung dài hạn là 53.285 triệu đồng tăng 4.770 triệu đồng tức 9,83% so với ĐN2012. Kết quả này là do Ngân hàng đã mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với cán bộ công nhân viên để xây dựng nhà ở, các dự án đầu tư như: cho vay mua xe, mua nhà, mua xà lan …
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của oceanbank theo thời hạn và theo ngành kinh tế qua 2 năm 2011 – 2012
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH
6tháng CN 2011 6 tháng ĐN 2012 6 tháng CN2012 ĐN2012/CN2011 CN2012/ĐN2011
I. Theo thời hạn cho vay 375.365 100 396.988 100 430.750 100 21.623 5,76 33.762 8,50 1. Cho vay ngắn hạn 334.165 89,02 348.473 90,31 377.465 90,24 14.308 4,28 28.992 8,32 2. Cho vay trung-dài hạn 41.200 10,98 48.515 9,69 53.285 9,76 7.315 17,75 4.770 9,83 I. Theo ngành kinh tế 375.365 100 396.988 100 430.750 100 21.623 5,76 33.762 8,50 1. Công nghiệp & Tiểu thủ
Công nghiệp 45.710 12,18 44.560 15,46 32.808 10,43 (1.150) (2,52) (11.752) (26,37) 2. Thương mại dịch vụ 160.215 42,68 188.148 58,08 235.803 68,16 27.933 17,43 47.655 25,33 3. Nông lâm nghiệp 24.068 6,41 22.293 6,51 21.135 4,98 (1.775) (7,37) (1.158) (5,19) 4. Thủy sản 137.212 36,55 123.279 15,98 116.015 11,42 (13.933) (10,15) (7.264) (5,89) 5. Cho vay khác 8.160 2,17 18.708 3,97 24.989 5,02 10.548 129,26 6.281 33,57
Mặc dù tình hình dư nợ trung và dài hạn khả quan hơn tình hình dư nợ ngắn hạn nhưng so ra thì dư nợ trung và dài hạn vẫn còn ít trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Đây là loại hình tín dụng linh hoạt đảm bảo được dư nợ lành mạnh, nó có thể xâm nhập vào nhiều ngành nghề với nhiều qui mô lớn hay qui mô vừa và nhỏ, do vậy cho phép thỏa mãn nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ,… của chủ đầu tư. Nếu Ngân hàng cho vay nhiều đối với loại hình này thì dư nợ tạo ra, lợi nhuận kiếm được sẽ rất cao nhưng rủi ro của nó mang lại thì cũng không phải là nhỏ. Không phải thấy rủi ro của nó lớn hơn loại cho vay ngắn hạn thì chúng ta sẽ giảm bớt cho vay đối với loại hình này mà thay vào đó là chúng ta phải có những biện pháp để đảm bảo cho món vay được an toàn, CBTD quản lý được dư nợ tăng.
b.Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Qua bảng 2.3 tình hình dư nợ theo ngành kinh tế nhận thấy mức tăng dư nợ ĐN 2012 của ngành thương mại dịch vụ mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác, dư nợ là 188.148 triệu đồng, với tỷ trọng chiếm 58,08%, tăng 27.933 triệu