Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 39 - 43)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1.Tình hình nợ xấu

Rủi ro tín dụng có thể được biểu hiện trực tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, hoặc cũng có thể được biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn như là những khoản nợ được giãn nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ hoặc nợ trong hạn nhưng thực tế đã có nguy cơ khách hàng không trả được nợ đúng hạn trong tương lai khi đến hạn do sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc do những nguyên nhân khác mà hiện tại khách hàng và NH không lường trước hết được.

a) Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Qua bảng 2.4, ta thấy nợ quá hạn qua 2 năm tại Ngân hàng có chiều hướng tăng dần cả về ngắn hạn lẫn trung, dài hạn và tập trung nhiều ở kỳ ngắn hạn (chiếm trên 70%). CN2011, nợ quá hạn là 12.918 triệu đồng trong đó nợ quá hạn kỳ ngắn hạn 9.422 triệu đồng chiếm 72,94%, nợ quá hạn trung, dài hạn 3.496 triệu đồng chiếm 27,06% tổng nợ quá hạn. ĐN2012, nợ quá hạn tăng với số tiền 2.223 triệu đồng tức 17,21% so với CN2011. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn tăng 2.046 triệu đồng tức 21,72%, nợ quá hạn trung, dài hạn tăng 177 triệu đồng tức 5,06% so với CN2011.CN2012 nợ quá hạn tăng 3.948 triệu đồng tức 26,07% so với ĐN 2012 trong đó nợ quá hạn cả ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng nhưng nợ quá hạn trung và dài hạn có tốc độ tăng cao hơn.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn của oceanbank theo thời hạn cho vay qua 2 năm 2011 – 2012 ĐVT: triệu đồng THỜI HẠN NĂM CHÊNH LỆCH 6tháng CN2011 6 tháng ĐN 2012 6 tháng CN 2012 ĐN12/CN11 CN12/ĐN12 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Cho vay ngắn hạn 9.422 72,94 11.468 75,74 14.071 73,71 2.046 21,72 2.603 22,70 2. Cho vay trung - dài hạn 3.496 27,06 3.673 24,26 5.018 26,29 177 5,06 1.345 36,62 TỔNG 12.918 100 15.141 100 19.089 100 2.223 17,21 3.948 26,07

b.Nợ quá hạn có và không có tài sảm bảo đảm

Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là một phương tiện tạo cho Ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả món nợ khi người vay mất khả năng về tài chính. Để có thể đánh giá nguồn thu nợ thứ hai này của Ngân hàng ta phân tích tình hình nợ quá hạn theo TSBĐ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của oceanbank theo tài sản đảm bảo qua 2 năm 2011 - 2012 ĐVT: triệu đồng TSBĐ NĂM CHÊNH LỆCH 6 tháng CN 6 Tháng 6 tháng CN ĐN12/CN11 CN12/ĐN11 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Có TSBĐ 6.126 8.988 10.949 2.862 46,72 1.961 21,82 Không có TSBĐ 6.792 6.153 8.140 (639) (9,41) 1.987 32,29 TỔNG 12.918 15.141 19.089 2.223 17,21 3.948 26,07 Nguồn: Phòng Khách hàng Ghi chú: TSBĐ - Tài sản bảo đảm Là NHTM Nhà nước nên hoạt động của Oeanbank cũng bị chi phối bởi chính sách tín dụng của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cụ thể là việc phải cho vay tín chấp đối với hộ nông dân theo nghị định 67 của Chính phủ, cho vay tín chấp khắc phục hậu quả cơn bảo số 5 năm 1997 theo chỉ định của chính phủ, cho vay tín chấp các doanh nghiệp Nhà nước, cho vay tín chấp bằng quỹ lương của Cán bộ công nhân viên … Vì vậy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng không được bảo đảm khi người vay không trả nợ.

Với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước toàn diện nên các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành các công ty cổ phần vay vốn có đảm bảo bằng tài sản. Bên cạnh đó, nợ quá hạn ở lĩnh vực cho vay nông dân khó thu hồi nên các NHTM cũng đã ràng buộc biện pháp thế chấp đối với cho vay nông dân,… Từ đó các khoản dư nợ và kèm theo là nợ quá hạn có sự chuyển dịch dần từ không có đảm bảo sang có đảm bảo bằng tài sản.

Ta thấy nợ quá hạn có TSBĐ tăng dần qua các năm. ĐN 2012 nợ quá hạn có TSBĐ là 8.988 triệu đồng tăng 2.862 triệu đồng tương ứng 46,72% so với CN2011. CN2012 đạt 10.949 triệu đồng, tăng 21,82% so với ĐN2012. Đa số TSBĐ của KH là giấy tờ chứng

nhận quyền sử dụng đất, nên rất khó cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hơn nữa giá bất động sản biến động bất thường nên Ngân hàng cần phải thẩm định kỹ càng hơn nữa các TSBĐ loại này. Vì vậy Ngân hàng không nên coi TSBĐ là nguồn thu nợ chính mặc dù nó là điều kiện không thể thiếu trong cho vay. Tuy nhiên phần nợ quá hạn này vẫn nằm trong tình trạng có khả năng thu hồi hơn so với nợ không có TSBĐ.

Về phần nợ quá hạn không có TSBĐ tăng giảm không đồng nhất qua 2 năm. Cụ thể, ĐN2012 nợ quá hạn không có TSBĐ là 6.153 triệu đồng, giảm 639 triệu đồng tương ứng với 9,41% so với CN2011. Sang CN2012 lại lên 8.140 triệu đồng, tăng 1.987 triệu đồng, tương ứng tăng 32,29% so với ĐN 2012. Sự tăng trưởng có sự tác động của chính sách cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 39 - 43)