Trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 43 - 46)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.2. Trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo nhóm

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung 6tháng CN 2011 6tháng ĐN 2012 6 tháng CN2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Tổng dư nợ 169.841 100 208.906 100 261.361 100 2 Nhóm 1 161.128 94,87 200.069 95,77 256.597 98.18 3 Nhóm 2 5.943 3,50 5.932 2,84 2.988 1,14 4 Nhóm 3 2.454 1,44 2.570 1,23 1.631 0,62 5 Nhóm 4 180 0,11 174 0,08 76 0.03 6 Nhóm 5 135 0,08 160 0,08 69 0.03 7 Tỉ lệ nợ xấu 1,63% 1,39% 0,68%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Dựa vào bảng số liệu đã được tính toán xong, ta có thể đánh giá về hiệu quả tín dụng của chi nhánh như sau:

Trong 2 CN2011, ĐN 2012 và CN 2012 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp. CN2011 là 1,63%, tỷ lệ này ĐN2012 là 1,39% và tới CN2012 chỉ còn là 0,68%. NQH của chi nhánh chủ yếu tập trung vào nhóm 2 và 3 còn dư nợ nhóm 4, 5 chiếm tỷ trọng nhỏ. CN 2011 nợ nhóm 2 là 5.543 triệu đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ, nhóm 3 là 2.454 triệu đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ, dư nợ nhóm 4, 5 lần lược là 180 và 135 triệu đồng. ĐN 2012 nợ nhóm 2 đã giảm xuống còn 5.932 triệu đồng và chiếm 2,84% tổng dư nợ, tuy nhiên nợ

giảm còn 174 triệu đồng nhưng nợ nhóm 5 thì tăng và đạt 160 triệu đồng, chiếm 0,08% tổng dư nợ, đây là điều mà chi nhánh cần phải chú ý, tuy nhiên do tỷ trọng của từng nhóm nợ so với tổng dư nợ ĐN2012 không có sự dịch chuyển xấu (tức là chuyển từ nhóm nợ 2, 3 sang nhóm nợ 4, 5) so với năm CN2011 nên tình hình dư nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Và trong, dư nợ của các nhóm nợ quá hạn đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước, dư nợ nhóm 2 là 2.988 triệu đồng, chiếm 1,14% tổng dư nợ, còn nợ nhóm 3 là 1.631 triệu đồng, chiếm 0,62% tổng số dư nợ. Dự nợ nhóm 4, 5 đã giảm đi rất nhiều chỉ còn là 76 và 69 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng của chi nhánh đã được hạn chế và đây là kết quả của hoạt động quản lý nợ và công tác thu hồi nợ hạn của chi nhánh.

Với những nhóm nợ được phân như trên thì ta có bảng trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ như sau:

Bảng 2.8: Trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung 6 tháng CN2011 6 tháng ĐN 2012 6 tháng CN 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Nhóm 1 0 0 0 0 0 0 2 Nhóm 2 297 29,34 297 28,04 149 25,65 3 Nhóm 3 491 48,45 514 48,60 326 55,99 4 Nhóm 4 90 8,88 87 8,23 38 6,52 5 Nhóm 5 135 13,33 160 15,13 69 11,84 6 Tổng 1.013 100 1.058 100 583 100

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Nhìn chung tổng số tiền trích dự phòng của từng nhóm nợ của chi nhánh qua 2 năm có sự biến động, CN2011 là 1.013 triệu đồng trong đó chiếm phần lớn là trích dự phòng của nhóm 3 số tiền là 491 triệu đồng, chiếm 48,45% tổng số tiền cần trích. Qua ĐN2012, tổng số tiền trích dự phòng là 1.058 triệu đồng tăng 45 triệu đồng so với CN2011, sự gia tăng này là do sự tăng lên của khoản trích dự phòng cho nhóm 3 và nhóm 5, ĐN2012 số tiền trích dự phòng cho nhóm 3 là 514 triệu đồng, chiếm 48,60% tổng số tiền trích dự phòng ĐN2012. Đến CN2012, như đã nói ở phần trên, do nợ quá hạn trong CN2012 đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước, vì vậy số tiền trích dự phòng cũng giảm theo,

tổng số tiền cần trích cho từng nhóm nợ chỉ còn là 583 triệu đồng, trong đó chiếm đa số vẫn là khoản trích dự phòng của nhóm 3, cụ thể số tiền là 326 triệu đồng, chiếm 55,99% tổng số tiền cần trích dự phòng CN2012.

Như vậy có thể khẳng định hiệu quả của chi nhánh trong công tác giảm thiểu và xử lý NQH, dư NQH của từng nhóm nợ có thể nói là giảm dần qua 2 năm, điều này đã làm cho số tiền mà chi nhánh phải trích dự phòng cho từng nhóm nợ đã giảm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh cũng như giảm chi phí của Đại Dương Thanh Hóa.

Trích dự phòng chung:

Cũng với quyết định trên, thì việc trích dự phòng chung cũng được quy định cụ thể: Số tiền phải trích = (Tổng dư nợ - Nợ nhóm 5) * 0.75%

Từ đó ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Trích lập dự phòng chung

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Tổng dư nợ Số tiền phải trích Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

1 6 tháng CN 2011 169.841 1.273 5,13% 2 6 tháng ĐN 2012 208.906 1.566 4,23% 3 6 tháng CN 2012 261.361 1.960 1,82%

( Nguồn: Phòng Kế toán)

Đây là khoản trích dự phòng chung khi một khoản tiền được cho vay, dùng để dự phòng rủi ro. Theo quy định của Oceanbank thì khoản trích này chiếm 0.75% tổng dư nợ sau khi đã trừ đi nợ quá hạn nhóm 5. Số dự phòng này được sử dụng để bù đắp những tổn thất do rủi ro tín dụng không xác định được nguyên nhân cũng như không có nguồn bù đắp.

Đối với chi nhánh, vì tổng dư nợ tăng năm sau cao hơn năm trước nên khoản trích dự phòng này cũng tăng đều qua các năm. CN2011 là 1.273 triệu đồng, ĐN 2012 là 1.566 triệu đồng và CN 2012 là 1.960 triệu đồng. Do dự phòng chung được trích từ lợi nhuận của chi nhánh nên sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Nhưng đây là điều cần thiết để phòng ngừa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w