Giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 49 - 55)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Giải pháp trực tiếp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ một NH nào thì vấn đề lao động bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu và quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của NH đó. Tuy nhiên, điều đó không không đồng nghĩa với việc cứ nhiều lao động hơn thì kết quả cao hơn. Thực tế một NH có ít lao động hơn lại có thể đem lại kết quả cao hơn. Điều quan trọng chính là do sự chi phối của vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động tín dụng của NH Đại Dương Thanh Hóa với mục tiêu, nhiệm vụ là phân bổ nguồn vốn có hiệu quả; bảo đảm cung cấp vốn tới các dự án khả thi, phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế; mang lại lợi nhuận cho chi nhánh và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công tác tín dụng thì yêu cầu người cán bộ tín dụng phải có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề sau:

Các loại hình tín dụng (tín dụng khách hàng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng…), đặc trưng của từng loại hình tín dụng, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó.

Chu trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng, giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi cho vay.

Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng.

Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, phát mại tài sản… ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NH.

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước, khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.

Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho chi nhánh đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có tham gia như cam kết… sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án

Muốn đạt được yêu cầu cán bộ tín dụng phải nắm được toàn bộ ngành nghề và các nguồn thu nhập, chi tiêu của gia đình hộ vay. Để dự án được thực hiện được tốt thì tổ chức tín dụng giải quyết cả 3 vần đề trong quan hệ tín dụng là giá cả, rủi ro và lòng tin. Với 3 vấn đề trên thì công việc thẩm định cần làm là:

Một là: nguồn từ quyết toán khoản vay là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn.

Hai là: tài sản bảo đảm (cầm cố, thế chấp…) là nguồn thu sau cùng từ phía khách hàng. Nguồn này tỏ ra khá chắc chắn do tính “ưu quyền“của NH trên giá trị tài sản đảm bảo. Tuy không phải là nguồn gắn liền với bản chất của tín dụng do tính thanh lý chậm, tốn kém chi phí và sức lực, khó tìm kiếm thị trường.

Trong cho vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu của dự án, phương án. Khi phân tích hệ

số tài chính ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, NH lên chú trọng đến việc phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này không chỉ giúp cho nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động tối đa của các biến số sao cho dự án không bị thua lỗ mà còn giúp họ xác định được trong các dự án, nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay. Việc thẩm định một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời hạn thu nợ, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Thẩm định khách hàng vay vốn

Uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các tiêu thức cụ thể là: Thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng, thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt rõ ràng là tìm hiểu phẩm chất, tư cách, năng lực của khách hàng trên góc độ như động cơ vay, sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ, thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng.

Tuân thủ chặt chẽ quy trìn tín dụng

Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Nội dung của giải pháp này được đề xuất như sau:

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay…

Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng…

Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không, thường kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo sau khi vay để tránh việc khách hàng không tuân thủ những nguyên tắc về tài sản bảo đảm.

Ngoài ra trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ, hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía chi nhánh.

Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Thực hiện đúng mục đích an toàn, hiệu quả. Ở NH Đại Dương Thanh Hóa với số lượng khách hàng đông do đó việc kiểm tra kiểm soát tín dụng thừơng xuyên là tương đối khó khăn. Chính vì vậy nên việc cán bộ tín dụng cần nâng cao hơn kỹ năng giám sát của mình, sao cho thời gian giám sát không nhiều nhưng khai thác được nhiều thông tin là hết sức cần thiết.

Thông qua việc theo dõi vốn vay cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, nếu khách hàng có khó khăn chính đáng trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu khách hàng khó khăn của khách hàng không phải do nguyên nhân khách quan mà là do nguyên nhân chủ quan thì chi nhánh phải tư vấn khách hàng để có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Trước những lợi ích và hiệu quả mà thông tin tín dụng mang lại đã góp phần hạn chế những rủi ro mà chi nhánh gặp phải. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh nên thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành từng lĩnh vực địa lý, kinh tế khác nhau. Công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng cũng cần được hiện đại hoá hơn nữa, để làm tăng số lượng cũng như độ chính xác, cập nhật thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Nâng cao hiệu quả các công cụ bảo đảm tín dụng

Thông thường các khoản vay được xác định nguồn trả nợ từ kết quả của dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không ai dám chắc 100% các món vay hoàn trả đúng hạn. Bảo đảm tín dụng dùng để bù đắp khi kinh doanh của người vay bị rủi ro, ngoài ra còn có tác dụng nâng cao trách nhiệm trả nợ của người vay, hạn chế lừa đảo trong vay vốn.

nhiều vướng mắc là khả năng chuyển nhượng, tiêu thụ tài sản khó, đất ở nhiều nơi chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Hiện nay Nghị định 178/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính Phủ sử đổi, bổ xung Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ và thay vào đó là Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro

Giải pháp san sẻ rủi ro nhằm phân tán rủi ro bất khả kháng, khó tránh khỏi như thiên tai, hoả hoạn… chi nhánh có thể phân tán rủi ro tín dụng qua các hình thức sau:

Đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách cho vay với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

Đa dạng hoá phương thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ… Ngoài ra còn có các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay ủy thác, cho vay theo dự án đầu tư…

Thực hiện đồng tài trợ: Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu những khoản vốn lớn mà chi nhánh không thể đáp ứng được vì bị ràng buộc bởi luật NH quy định thì chi nhánh có thể áp dụng hoạt động đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng, đó là quá trình hợp tác giữa các tổ chức tín dụng để cùng cho vay, bảo lãnh đối với một dự án của khách hàng nhằm cùng thu lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro.

Bảo hiểm tín dụng cũng là biện pháp hết sức quan trọng nhằm dàn trải rủi ro. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, nó làm giảm thiệt hại rủi ro xảy ra.

Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

Đây chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn cần có biện pháp cụ thể như:

Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khoản nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, chi nhánh xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay bảo đảm thu hồi vốn, giúp khách hàng

vượt qua khó khăn.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả nợ, chi nhánh cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng như sau:

Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm:

Chi nhánh rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn.

Phối hợp cùng với các Bộ, Ban, Ngành cho tiến hành thanh lý, phát mại các tài sản bảo đảm cho vay theo chỉ định để thu hồi vốn.

Đối với trường hợp cho vay chỉ định, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, chi nhánh hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý.

Đối với khoản vay không có bảo đảm:

Trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại chi nhánh.

Biện pháp khởi kiện ra toà: Hiện nay, trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra toà chưa thành thói quen đối với mọi người, trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua toà án kinh tế. Việc khởi kiện ra toà sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện trí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tận thu nợ ngoại bảng và khoanh nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, thông thường được chi nhánh chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh, do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, đây chính là lợi nhuận của chi nhánh. Nếu nợ ngoại bảng tăng lên thì chi nhánh có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều, vì vậy việc tận dụng thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của chi nhánh. Sau đây là một số biện pháp để thu hồi được số nợ trên.

Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Trong hoạt động NH, cán bộ tín dụng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ NH và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG đại DƯƠNG THANH hóa (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w