Lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ NỔI BẬT THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2011-2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 31)

II. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. Kết quả hoạt động khoa học, công nghệ giai đoạn 2011-2021

2.1.3. Lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đối với lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Tổng cục đã thực hiện và hồn thành 05 đề tài khoa học và cơng nghệ, gồm 02 đề tài cấp Bộ và 03 đề tài cấp cơ sở, chi tiết tại bảng sau:

Bảng 4: Danh mục đề tài thuộc lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

STT Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài Thời gian

thực hiện I Đề tài cấp Bộ

1

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm kê đất đai

KS. Phạm

Như Hách 2013 - 2015

2 Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở

ThS. Tạ Thị

Hà 2016 - 2019

STT Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài

Thời gian thực hiện

3

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc công chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật đất đai

ThS Nguyễn

Thị Lơ 2013

4 Nghiên cứu, đề xuất quy định đối với việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

ThS. Vũ

Đình Kình 2016

5 Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch quyền sử dụng đất của Dòng họ

ThS. Nguyễn Ngọc Tuyến

2017-2018

Trong giai đoạn 2011-2021, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với các nội dung chủ yếu về lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay ở Việt Nam.

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức cơ quan đăng ký và quy trình phối hợp, đề xuất cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính.

- Nghiên cứu thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai: hệ thống bản đồ, hệ thống tài liệu lưu trữ, trình độ chun mơn của cán bộ… nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai và dự báo biến động trong sử dụng và quản lý tài nguyên đất.

- Nghiên cứu cơ sở, đề xuất giải pháp hồn thiện, hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; nghiên cứu, xây dựng mơ hình và ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, đổi mới quy trình lập và quản lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký, cập nhật biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai thuộc lĩnh vực thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

A. Đề tài cấp Bộ

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm kê đất đai

Mã số: TNMT.01.26

* Chủ nhiệm đề tài: KS. Phạm Như Hách.

Ngọc Hà; ThS. Vũ Thị Hồng; ThS. Bạch Song Lân; ThS. Nguyễn Khắc Thế.

* Các nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai về thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đề tài đã đề xuất những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nội dung:

(1) Chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kiểm kê đất đai: - Không thực hiện kiểm kê các chỉ tiêu chi tiết thuộc nhóm đất nơng nghiệp gồm chỉ tiêu đất có cỏ dùng vào chăn ni (gộp vào đất trồng cây hàng năm), các chỉ tiêu chi tiết của đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản; bổ sung chỉ tiêu đất vườn tạp;

- Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu thuộc nhóm đất phi nơng nghiệp gồm các chỉ tiêu về đất xây dựng cơng trình sự nghiệp; chuyển một số chỉ tiêu thuộc đất sử dụng vào mục đích cơng cộng sang đất xây dựng cơng trình sự nghiệp và bổ sung các chỉ tiêu trong loại đất này gồm đất sinh hoạt cộng đồng và đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng; bổ sung chỉ tiêu đất thương mại, dịch vụ trong đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

- Bổ sung chỉ tiêu theo đối tượng người sử dụng đất, quản lý đất “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” trong chỉ tiêu “tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài”;

- Bổ sung các chỉ tiêu theo phạm vi khu vực (không gian) sử dụng đất gồm: khu vực đất trồng lúa nước, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu chức năng đặc thù (khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao).

(2) Điều chỉnh nội dung và đề xuất bổ sung mới một số bảng biểu kiểm kê: Điều chỉnh nội dung các biểu về thống kê, kiểm kê diện tích đất đai; bổ sung mới 02 biểu gồm biểu kiểm kê tình hình sử dụng đất theo nghĩa vụ tài chính và biểu kiểm kê diện tích đất quốc phịng, an ninh.

(3) Đổi mới các nội dung cụ thể về phương pháp kiểm kê: phương pháp xác định tổng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính cấp xã; các phương pháp tính tốn các chỉ tiêu kiểm kê theo nguồn tài liệu, bản đồ được sử dụng; các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ bản đồ địa chính, từ các loại bản đồ khác; phương pháp tổng hợp để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

(4) Đổi mới việc tổ chức triển khai thực hiện kiểm kê đất đai với nội dung cụ thể là giao cho cơ quan Tài nguyên và Mơi trường cấp huyện chủ trì và chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kiểm kê đất đai ở cấp xã; đổi mới công tác kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định các sản phẩm kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hướng thực hiện đầy đủ và chặt chẽ hơn.

Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở

Mã số: TNMT.2016.01.04

* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Thị Hà.

Thành viên chính: ThS. Đàm Thị Mai Oanh; KS. Phạm Thị Phương Thúy; ThS. Nguyễn Xuân Kiên; KS. Nguyễn Văn Hiển; CN. Lâm Thị Nguyên; ThS. Nguyễn Văn Vụ; ThS. Trần Ngọc Minh; ThS. Đỗ Thị Hồng Thắm; ThS. Lê Gia Chinh.

* Các nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai về thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

i/ Đề xuất các tiêu chí quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở gồm:

- Tiêu chí về diện tích, kích thước tối thiểu được đề xuất theo các khu vực đô thị bao gồm đô thị đặc biệt, các loại đô thị I, II, III, IV, V; đối với khu vực nông thôn đồng bằng được chia theo 4 khu vực, đối với khu vực nông thôn miền núi 5 khu vực.

- Tiêu chí về quy hoạch: Tiêu chí quy hoạch được lựa chọn đề xuất đối với quy định diện tích tối thiểu khi thực hiện tách thửa là quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết khu dân cư nông thôn và quy hoạch sử dụng đất.

- Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật được lựa chọn đối với quy định diện tích tối thiểu là việc hình thành lối đi chung đảm bảo quyền thơng hành địa dịch trong q trình tách thửa đất ở.

- Tiêu chí về quy mơ dân số, yếu tố tập qn của thửa đất được tách thửa: Mỗi khu vực khác nhau sẽ có quy mơ dân số, yếu tố tập quán sinh hoạt và tập quán sản xuất vì vậy diện tích tối thiểu phải phù hợp với các phong tục tập quán này.

ii/ Nghiên cứu đề xuất dự thảo quy định diện tích tối thiểu đối với đất ở nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện.

C. Đề tài cấp cơ sở

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc công chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật đất đai

Mã số: 06/13-QLĐĐ

* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Lơ.

Thành viên chính: ThS. Phạm Thị Thịnh; ThS. Trần Quang Định; CN. Nguyễn Thị Minh Tâm; KS. Trần Văn Tiến; ThS. Chu Hồng Sơn; CN. Vũ Thị Minh Huệ.

đất đai về thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

i/ Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật đất đai: Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013 theo hướng quy định cụ thể; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đa mục tiêu nhằm tích hợp tất cả các thơng tin về thửa đất trên cơ sở dữ liệu, thuận tiện cho khai thác, sử dụng và quản lý thông tin; Ban hành quy định xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận của người sử dụng đất....

ii/ Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật cơng chứng, chứng thực: Rà sốt, hồn thiện thể chế về cơng chứng, chứng thực và liên quan đến công chứng, chứng thực; Đề xuất hướng hoàn thiện khác như: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công chứng; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, cán bộ tư pháp và cán bộ địa chính; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công chứng, chứng thực.

Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất quy định đối với việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Mã số: 05/16-QLĐĐ

* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Đình Kình.

Thành viên chính: ThS. Phạm Như Hách; ThS. Lê Thành Long; ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm; ThS. Lê Thị Khánh; ThS. Phạm Thị Hồng; ThS. Đinh Hoàng Oanh; ThS. Đào Thị Thanh Lam; ThS. Lương Thị Diệu Linh.

* Các nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai về thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành có liên quan đến cập nhật biến động đất đai, vai trò, ý nghĩa của việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các quy định về việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

- Về trình tự thực hiện: Đề tài chỉ đề xuất với việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh với trình tự cập nhật biến động từ cấp xã trên cơ sở tổng hợp từ các bản đồ hiện trạng cấp xã sẽ có bản đồ hiện trạng cấp huyện và tổng hợp các bản đồ cấp huyện sẽ có bản đồ cấp tỉnh.

- Thời điểm cập nhật: Với việc cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cập nhật thường xuyên cùng với công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, hàng năm, đến trước 01 tháng 2 hàng năm thì tổng hợp, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; trước 31 tháng 3 hàng năm thì tổng hợp, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện; trước 30 tháng 4 hàng năm thì tổng hợp, biên tập bản đồ hiện

trạng sử dụng đất cấp tỉnh.

- Đề xuất về tổ chức thực hiện: Việc tổ chức cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp sẽ do Văn phòng Đăng ký đất đai tổ chức thực hiện.

Đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch quyền sử dụng đất của Dòng họ

Mã số: 01/17-TCQLĐĐ

* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Tuyến.

Thành viên chính: CN. Nguyễn Thị Hải Yến; TS. Đào Đức Mẫn; ThS. Bùi Thu Thủy; CN. Lê Minh Thùy; ThS. Đỗ Hương Trà; KS. Nguyễn Minh Hoàng.

* Các nội dung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật đất đai về thống kê, kiểm kê đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất hoàn thiện quy định về quyền thực hiện giao dịch và quản lý giao dịch quyền sử dụng đất của dòng họ. Trên cơ sở đánh giá về những bất cập của pháp luật hiện hành, quan điểm, định hướng của Đảng ta về vấn đề giao dịch và tín ngưỡng tơn giáo trong giai đoạn hiện nay, đề tài đã đề xuất được các phương án sửa đổi và dự thảo Điều luật cụ thể trong đó đã thể hiện được các nội dung nghiên cứu dưới đây:

- Đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất của dịng họ.

- Đề xuất hồn thiện quy định quản lý giao dịch quyền sử dụng đất của dòng họ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ NỔI BẬT THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2011-2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)