VỰC ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2030
Trên cơ sở những định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, quan điểm về định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực đất đai giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học và đánh giá tồn diện những vấn đề cịn đang vướng mắc, bất cập trong các công cụ quản lý đất đai cũng như từng bước hoàn thiện các nền tảng cơ bản trong công tác quản lý đất đai phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) và xu thế chung của thế giới; định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực đất đai giai đoạn
2021 - 2030 tập trung các nghiên cứu ứng dụng, hạn chế các nghiên cứu cơ bản. Với mục tiêu nghiên cứu đổi mới, hồn thiện các cơng cụ quản lý Nhà nước về đất đai và các nền tảng quản lý đất đai trong thời kỳ đổi mới để đến năm 2030 sửa đổi tồn diện chính sách đất đai và xây dựng, ứng dụng được các công nghệ mới trong điều tra, xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu cơ bản đất đai hịa nhập với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 góp phần phát triển kinh tế xã hội đưa nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực đất đai giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các nội dung chính như sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên tiếp cận thị trường trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai đảm bảo hiệu quả, bền vững (tiếp trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai đảm bảo hiệu quả, bền vững (tiếp cận đất đai toàn diện, vừa là tài nguyên – vừa là tài sản – vừa là tài chính)
Một số vấn đề nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các nguyên tắc dựa trên tiếp cận thị trường, phục vụ nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đất đai.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của khối tư nhân và mơ hình hợp tác cơng tư trong bảo vệ và khai thác tài nguyên đất đai.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính linh hoạt, các cơng cụ kinh tế, cơ chế tài chính phù hợp phục vụ cơng tác quản lý sử dụng tài nguyên đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu.
3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế, cơng cụ chính sách mới trong quản lý tài nguyên nguyên đất đai
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế với một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất áp dụng một số cơ chế, công cụ chính sách mới trong quản lý sử dụng tài nguyên đất trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp thực tiễn Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các cơng cụ chính sách, phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài ngun khống sản và bảo vệ mơi trường.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi và tuân thủ pháp luật về quản lý sử dụng đất trong điều kiện hội nhập quốc tế và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất cơ chế và khung pháp lý lồng ghép và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc tài nguyên đất.
3.3. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong công tác điều tra cơ bản, lập quy hoạch, quan trắc tài nguyên đất công tác điều tra cơ bản, lập quy hoạch, quan trắc tài nguyên đất
Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến sẽ tập trung vào một số lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hóa, số hóa, mơ hình hóa, viễn thám, sử dụng thiết bị khơng người lái thu nhận dữ liệu, đồng bộ trong điều tra, quan trắc, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất;
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa, mơ phỏng, mơ hình hóa số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc tài nguyên và môi trường đất.
- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng cơng nghệ mới trong dự báo, tính tốn, cân đối nhu cầu sử dụng đất; khoanh định và phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ quan trắc, giám sát tài nguyên đất.
- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện một số tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý sử dụng đất, làm nền tảng cho xây dựng chuyển đổi số, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về quản lý đất đai phục vụ nhu cầu của kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
- Chuyển giao công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH giai đoạn 2016 - 2020 vào công tác quản lý sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030.
3.4. Nghiên cứu, đề xuất hồn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai chuyển đổi số ngành quản lý đất đai trong bối cảnh chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, xây dựng phát triển Chính phủ số
Một số lĩnh vực sẽ tập trung nghiên cứu giai đoạn 2021 - 2030, gồm: - Nghiên cứu, đề xuất các chính sách để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên đất đai.
- Nghiên cứu, đề xuất hồn thiện các chính sách tạo lập hành lang pháp lý để triển khai chuyển đổi số ngành quản lý đất đai.
- Nghiên cứu, xây dựng ban hành các quy trình, khung chức năng nghiệp vụ; quy trình, thủ tục hành chính trên nền tảng số đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
- Nghiên cứu, xây dựng Chiến lược ngành Quản lý đất đai đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
3.5. Nghiên cứu ứng dụng, phát triển các giải pháp công nghệ phục vụ cung cấp, chia sẻ, khai thác dữ liệu ngành ngành quản lý đất đai. cung cấp, chia sẻ, khai thác dữ liệu ngành ngành quản lý đất đai.
2030, gồm:
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ về kết nối, liên thơng, tích hợp, cung cấp, chia sẻ, sử dụng dữ liệu quản lý đất đai; xây dựng Cổng dữ liệu, Cổng dữ liệu mở ngành quản lý đất đai kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc CMCN 4.0 trong công tác quản lý đất đai; ứng dụng dịch vụ thông minh phục vụ kịp thời, chính xác cơng tác quản lý, hoạch định chính sách, hỗ trợ ra quyết định, chun mơn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ về bảo vệ bản quyền, xác thực dữ liệu số về ngành quản lý đất đai; cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu của ngành quản lý đất đai dưới dạng dịch vụ đáp ứng đa nền tảng trang thiết bị; xây dựng hệ thống hợp tác, chia sẻ lợi ích, thu phí đối với kinh doanh nội dung số, sử dụng thông tin, dữ liệu ngành quản lý đất đai.
3.6. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đất đai theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Nghiên cứu về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đất đai giai đoạn 2021 - 2030, gồm các nội dung:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy và thực hiện phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong quản lý đất đai theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước .
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất bộ tiêu chí, chỉ số giám sát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất khung pháp lý về công khai, minh bạch thơng tin, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý, sử dụng đất.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất chính sách xã hội hóa các dịch vụ cơng trong quản lý nhà nước về đất đai.
KẾT LUẬN
Với các kết quả đạt được của các đề tài đã và đang triển khai cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí về mục tiêu, nội dung và sản phẩm đầu ra. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã và đang cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Một số kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc Chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp Bộ đã tạo cơ sở khoa học cho các dự án sự nghiệp của Tổng cục, trong đó có dự án sửa đổi Luật Đất đai năm 2003, đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai và đóng góp cho nhiều lĩnh vực khác.
Các đề tài nghiên cứu khoa học và cơng nghệ thực hiện đã được chuyển giao, có khả năng ứng dụng, từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng chính sách, pháp luật đất đai. Kết quả nổi bật của các cơng trình nghiên cứu là đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc sửa đổi, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 và phục vụ sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Nhiều đề tài đã góp phần tạo mơi trường nghiên cứu, phát triển đào tạo đại học và sau đại học, thực hiện tốt việc gắn kết giữa sản xuất và đào tạo, giữa lý luận và thực tiễn. Góp phần khơng nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành thông qua những đề tài khoa học công nghệ đã và đang được triển khai.
Các kết quả nghiên cứu đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như mạng internet, bài báo đăng trên các tạp chí, ấn phẩm khoa học uy tín đã giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu đến người sử dụng.
Việc triển khai các đề tài đã thu hút được nhiều cán bộ và cơ quan đơn vị khác (gồm đơn vị thực hiện, các cơ quan phối hợp và cả các sở, ban, ngành địa phương) tham gia. Đây là môi trường tốt để đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu và khẳng định tiềm lực của các tổ chức tham gia nghiên cứu. Việc thu hút được nhiều cá nhân, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức ngoài Tổng cục, Bộ tham gia cũng đã mở ra cơ hội hợp tác, tạo môi trường trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, các đơn vị khác nhau.
Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực đất đai giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các nội dung chính, gồm: (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên tiếp cận thị trường trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai đảm bảo hiệu quả, bền vững (tiếp cận đất đai toàn diện, vừa là tài nguyên - vừa là tài sản - vừa là tài chính); (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế, cơng cụ chính sách mới trong quản lý tài nguyên nguyên đất đai; (iii) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong công tác điều tra cơ bản, lập quy hoạch, quan trắc tài nguyên đất; (iv) Nghiên cứu, đề xuất hồn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai chuyển đổi số ngành quản lý đất đai trong bối cảnh chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, xây dựng phát triển Chính phủ số; (v) Nghiên cứu ứng dụng, phát triển các giải pháp công nghệ phục vụ cung cấp, chia sẻ, khai thác dữ liệu ngành ngành quản lý đất đai; (vi) Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đất đai theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước./.