Nâng cao chất lượng công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của hộ nông dân sản xuất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG đối với hộ NÔNG dân sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH cẩm THUỶ (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu bài báo cáo

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của hộ nông dân sản xuất

doanh của hộ nông dân sản xuất và công tác dự báo rủi ro

Việc thẩm định phương án SXKD trước khi cho vay, và công tác định giá tài sản đảm bảo với những khoản vay yêu cầu tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc trong quy trình cho vay. Trước hết, cán bộ TD cần tìm khách hàng tin tưởng, có uy tín và thu nhập, đầy đủ thông tin để xem xét tư cách người đi vay, mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính và tài sản thế chấp liên quan.

Một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác thẩm định đó là thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. Trong các trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì tài sản là không có (trừ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Thực trạng hiện nay là khi hộ nông dân sản xuất muốn vay số tiền lớn hơn mức cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản là rất khó khăn, cùng với đó là các cán bộ tín dụng khi thực hiện cho vay còn nặng về tài sản đảm bảo. Đe giải quyết vấn đề này cán bộ tín dụng ngân hàng nên tự thẩm định kỹ phương án SXKD của các hộ đồng thời thẩm định các nguồn tài chính mà các hộ có thể dùng để trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn nữa công tác dự báo rủi ro, kịp thời phát hiện rủi ro và có những biện pháp xử lý thích hợp.

3.2.4. Tăng cường thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ:

Cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng, vì họ là người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Để theo kịp với xu thế phát triển cửa nền kinh tế đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc thường xuyên bổ sung kiến thức mới cho cán bộ tín dụng là thiết thực và cần thiết. Bên cạnh các kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng cần chú ý nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Năm 2013, Ngân hàng đã áp dụng chương trình IPCAS vào quản lý. Đây là chương trình công nghệ cao buộc các cán bộ tín dụng phải có hiểu biết về công nghệ thông tin, chính vì vậy, việc đào tạo kĩ thuật cho cán bộ ngân hàng là rất quan trọng.

Một vấn đề quan trọng nữa là cần thường xuyên yêu cầu cán bộ tín dụng chuyên trách cho vay hộ sản xuất được tham gia các chương trình đào tạo nhằm hiểu rõ hơn về lĩnh yực kinh doanh của các hộ sản xuất, từ đó có kiến thức hướng dẫn cho các hộ SXKD sao cho có hiệu quả, đồng thời đáp ứng đúng lúc nhu cầu vay vốn theo thời vụ, chu kỳ SXKD của các hộ.

Thực hiện phân công công việc hợp lý, nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng ngân hàng:

Để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng cũng như khích lệ cán bộ ngân hàng hăng say hơn trong công việc, Ngân hàng cần có những biện pháp khuyến khích nhân viên bằng các chính sách khen thưởng thích hợp, Ngân hàng cần thường xuyên đặt chỉ tiêu kinh doanh đối với từng cán bộ ngân hàng. Đối với những cán bộ xuất sắc hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu đề ra, Ngân hàng có những hình thức thưởng thích hợpp như thưởng lương, tuyên dương... Thường xuyên mở các cuộc giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong cùng cơ quan với nhau hoặc giao lưu với các ngân hàng cùng hệ thống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG đối với hộ NÔNG dân sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH cẩm THUỶ (Trang 65 - 66)