Hoàn thiện cơ chế và phương thức tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân sản xuất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG đối với hộ NÔNG dân sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH cẩm THUỶ (Trang 62 - 65)

5. Kết cấu bài báo cáo

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế và phương thức tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân sản xuất

dân sản xuất

Cơ chế và phương thức tín dụng ngân hàng hiện đang là một cản trở khiến việc mở rộng cho vay HSX còn gặp nhiều khó khăn để tháo gỡ vấn đề này cần:

Thứ nhất. Đơn giản hóa hồ sơ vay vốn

Trình độ dân trí của các hộ sản xuất thấp, do đó việc lập hồ sơ cho vay vốn và hiểu rõ các quy trình giao dịch với ngân hàng là rất khó khăn. Điều này là trở ngại lớn đối với các HNDSX.

Các hồ sơ mà hộ sản xuất phải lập khi vay vốn tại ngân hàng gồm có: Hồ sơ pháp lý:

Đăng ký kinh doanh đối với các hộ sản xuất có đăng kí kinh doanhế

Giấy uỷ quyền cho người đại diện. Hợp đồng hợp tác.

Hồ sơ vay gồm

Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn. Dự án, phương án SXKD, dịch vụ.

Như vậy, khi các hộ đến vay tại Ngân hàng phải lập nhiều hồ sơ các loại, trong đó việc lập phương án kinh doanh là phức tạp nhất đối với các hộ, khi mà sự hiểu biết về quá trình lập phương án này là hầu như không có. Đa phần các hộ chỉ làm theo thói quen chứ không theo một quy trình nào cả

Bên cạnh đó các hộ không thể tính được các chi phí và thu nhập do việc SXKD phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy, khi xem xét phương án SXKD của các hộ, Ngân hàng chỉ nên xem xét việc các hộ sử dụng vốn vay vào những mục đích gì, và những nguồn tài chính mà các hộ có thể sử dụng để thanh toán nợ cho ngân hàng, chứ không nên bắt các hộ phải giải trình toàn bộ chi phí cũng như tính thu nhập của dự án trong tương lai. Đồng thời ngân hàng cần phải phối hợp với các cấp chính quyền trong việc xác định

những thông tin tin cậy về hộ sản xuất để đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục hành chính vay vốn ngân hàng.

Thứ hai:Áp dụng đa dạng các phương thức cho vay đối với các hộ nông dân.

Ngân hàng nên áp dụng các phương thức phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ sản xuất như: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng. Làm tốt điều này sẽ giải quyết được vấn đề quá tải khối lượng công việc của cán bộ tín dụng trên địa bàn. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy đã áp dụng rất nhiều phương thức cho vay đối với các hộ, ngoài các phương thức cho vay đang áp dụng ngân hàng có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng các phương thức mới như:

Phương thức cho vay trả góp: Một số hộ do không đủ tài chính trong việc hoàn

thành trả nợ cho ngân hàng trong một lần, do vậy Ngân hàng có thể phân kỳ trả nợ cho các hộ này phù họyp với điều kiện thực tế của từng hộ.

Đối với phương thức cho vay từng lần: nên áp dụng với các hộ SXKD nhỏ, có

nhu cầu vốn ít, không thường xuyên và các hộ vay phục vụ đời sống.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Nên áp dụng đối với các hộ có

quy mô sản xuất lớn, các hộ làm trang trại, các hộ có nhu cầu vốn thường xuyên và có uy tín đối với ngân hàng.

Phương thức cho vay qua tổ: Ngân hàng nên mở rộng hình thức này vì ngoài sự

kiểm soát trực tiếp của ngân hàng, các hộ vay còn chịu sự kiểm soát thường xuyên của tổ và các cấp chính quyền, do đó làm giảm bớt khối lượng công việc của cán bộ TD, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các tổ trưởng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong cho vay, đẩy nhanh quá trình giải ngân, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong quan hệ TD.

Thứ ba: Tạo thêm cơ chế cho tổ vay vốn.

Để các tổ vay vốn thực hiện tốt chức năng của mình, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng, Ngân hàng nên tăng thêm trách nhiệm vật chất đối với tổ vay vốn, tăng phí hoa hồng, làm tăng ý thức trách nhiệm của tổ vay vốn. Hiện nay phí hoa hồng của tổ vay vốn được tính bàng 4% số tiền lãi mà tổ trưởng thu hồi thay cho ngân hàng, do nhu cầu cuộc sống càng ngày càng cao chính vì vậy yêu cầu ngân hàng tăng thêm tỷ lệ phần trăm hoa hồng cho cán bộ tổ trưởng lên 6% để khích lệ và làm cho họ có trách nhiệm hơn trong công việc.

vói hộ sản xuất:

HNDSX là một trong những khách hàng trọng tâm của NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy, tuy nhiên cho đến nay, chiến lược khách hàng trong đầu tư tín dụng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cán bộ TD còn thờ ơ chưa chủ động tìm đến với khách hàng có nhu cầu, vẩn còn ảnh hưởng của thời bao cấp, chính vì vậy nhiều HSX có tiềm năng có nhu cầu về vốn vẫn chưa được tiếp cận vốn vay của Ngân hàng hoặc phải đi vay từ các Ngân hàng khác không cùng địa bàn.

Đầu tư vốn tập trung, có trọng điểm đối với HSX thuộc những vùng, những ngành nghề có tiềm năng và triển vọng lớn, phát triển bền vững, Ngân hàng cần thẩm định, chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng theo nguyên tắc, phải tiến hành kinh doanh một cách thận trọng để hạn chế rủi ro một cách thấp nhất.

Ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vốn vào các hộ có hoạt động SXKD hiệu quả trên địa bàn như chăn nuôi gia súc, gia cầm, khôi phục, phát triển cho vay ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm từ đá.

Để tiếp cận vốn đúng lúc và hiệu quả tới các hộ sản xuất trên địa bàn, Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng mục tiêu đối với HSX một cách cụ thể.

Như vậy, Ngân hàng phải giao nhiệm vụ tìm hiểu và xây dựng chiến lược khách hàng là các HSX cho một bộ phận cán bộ tín dụng chuyên trách, họ có thể chính là các cán bộ tín dụng chuyên làm thẩm định hồ sơ cho vay và kiểm tra sau cho vay. Tích cực đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ TD yêu cầu cán bộ TD phải chủ động tìm đến khách hàng, khai thác khách hàng mới, tránh tư duy thời bao cấp thụ động chờ khách hàng tìm đến.

Thứ năm:Tăng cưòng kiểm tra giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay:

Tình trạnh vay hộ vẫn diễn ra trên địa bàn các xã vì vậy ngân hàng cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình cho vay đế có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, tại

Ngân hàng Cẩm Thủy, vấn đề kiểm soát chưa tốt vì địa bàn hoạt động rất rộng, trong khi đội ngũ nhân viên lại ít, cứ trung bình một cán bộ tín dụng phải phụ trách hai xã, chính vì vậy cán bộ TD không thể thường xuyên bám sát địa bàn cho vay để kiểm soát việc sử dụng vốn của hộ, và không có mặt đúng lúc để đôn đốc họ trả nợ.

Trước mắt, Ngân hàng cần tuyển thêm cán bộ công nhân viên để có thể kiểm tra giám sát được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tăng cường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, các hội, các cấp chính quyền trong việc kiểm tra giám sát xử lý các sai phạm xảy ra.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tín DỤNG đối với hộ NÔNG dân sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH cẩm THUỶ (Trang 62 - 65)