5. Kết cấu bài báo cáo
2.2.6. Nguyên nhân về môi trường, cơ chế, chính sách vĩ mô
Thứ nhất: Môi trường kinh doanh chưa ổn định
Do môi trường kinh doanh chưa ổn định, nền kinh tế Việt Nam mới chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều hộ nông dân chưa bắt kịp những thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô cũng như đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại giá cả sản phẩm hàng hóa. Đa số hộ sản xuất hạn chế về năng lực SXKD, trình độ và kinh nghiệm ban đầu còn rất hạn chế nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu thụ gặp khó khăn.
Luật NHNN và Luật các tổ chức TD đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, trong quá trình hoạt động còn thấy nhiều điểm chưa phù hợp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của Ngân hàng cơ sở.
Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành chưa có sự chặt chẽ và thống nhất cao. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất chưa thực hiện kịp thời, gây khó khăn cho các hộ vay vốn sản xuất phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.
Thứ hai: Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trong xu thế phát triển của ngày nay, cạnh tranh phát triển là một điều tất yếu Với địa bàn hoạt động gần sát thành phố Thanh Hoá , NHNo&PTNT Huyện Cẩm Thủy phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, các Quỹ tín dụng địa phương...
Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay HSX của Ngân hàng, do đó NHNo&PTNT Huyện
Cẩm Thủy trong thời gian tới cần có những biện pháp tích cực để không ngừng mở rộng cho vay hộ sản xuất, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các HNDSX.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG
DÂN SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CẨM THỦY