5. Kết cấu bài báo cáo
3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam
Đảng và Nhà nước đã thực hiện coi trọng mặt trận sản xuất nông nghiệp nông thôn là mặt trận mang tính chiến lược lâu dài, đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện vay vốn, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, miền núi hải đảo, vùng sâu vùng xa, người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Bên cạnh hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển đối với các hộ sản xuất, thì nguồn vốn vay từ các NHTM trên địa bàn luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các HSX có kết quả kinh doanh tốt, có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu và vươn lên làm giàu,...
Vào đầu năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng suy giảm kinh tế trong nước, để khuyến khích đầu tư SXKD, tăng trưởng kinh tế, ngày 23/01/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 131/QĐ_TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các hộ SXKD có mục đích vay vốn ngắn hạn. Cụ thể là đối với các hộ SXKD có nhu cầu vốn ngắn hạn, ngân hàng thực hiện hỗ trợ 4% lãi suất. Tiếp đến, ngày 4/4/2012 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kí Quyết định số 443/QĐ- TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho
các tổ chức cá nhân có nhu vay vốn trung và dài hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển SXKD, kết cấu hạ tầng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kích cầu đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó các hộ SXKD đều được hưởng lợi từ chương trình này của Chính phủ.
Để thực hiện hướng dẫn đầu tư và chính sách TD Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Chính phủ đề ra. Đồng thời căn cứ định hướng của Thống đốc NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam đã ra các định hướng riêng, đó là:
Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ Ngân hàng.
Các đối tượng chủ yếu được tập trung cho vay đó là:
Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hóa vùng chuyên canh tập trung. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước;
Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh thái môi trường đặc sản;
Hộ gia đình và các khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế hộ sản xuất, kinh tế trang trại, kinh tế họp tác xã.