ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NH HABUANK ĐẾN NĂM 2015.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 77)

- Trong giai đoạn 20082011 ngân hàng Habubank đã nỗ lực trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng Mặc dù

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NH HABUANK ĐẾN NĂM 2015.

HABUANK ĐẾN NĂM 2015.

Kể từ năm 2012 là thời gian Việt Nam phải thực hiện theo cam kết WTO về phạm vi hoạt động và loại hình hoạt động của ngân hàng. Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Lúc này thị trường tài chính ngân hàng VN sẽ mở cửa rộng hơn, hàng loạt các ngân hàng mới 100% vốn nước ngoài với kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại và chất lượng phục vụ tiên tiến sẽ được thành lập tại VN. Tính đến cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Từ năm 2008-2010, 9 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam, nâng tổng số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lên 48. Và trong giai đoạn 2012-2015, số chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ còn tiếp tục tăng lên. Điều này đặt ra cho những ngân hàng TMCP như Habubank những khó khăn rất lớn. Chính vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng chắc chắn sẽ quyết liệt hơn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng hơn và trong tương lai gần, các ngân hàng sẽ phải chấp nhận thị phần hoạt động bị chia sẻ trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài việc phải cạnh tranh khốc liệt với những ngân hàng trong nước, Habubank còn phải có định hướng tốt trong việc phát triển kinh doanh ngoại hối để có thể

cạnh tranh không những với các ngân hàng trong nước và cả các ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn lớn và bề dày kinh nghiệm kinh doanh.

Tình hình kinh tế trong nước giai đoạn 2012-2015 có nhiều dấu hiệu khả quan. Đến cuối năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, điểm nổi bật nhất của thị trường ngoại hối là duy trì được sự ổn định. Tỉ giá giao dịch dần hạ xuống. Bắt đầu từ sự “giảm nhiệt” của tỉ giá trên thị trường tự do, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường này so với thị trường chính thức giảm dần xuống, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn cả thị trường chính thức – một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua. Nhờ sự can thiệp của Nhà Nước mà thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức giảm thiểu, tỉ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm, đã tạo thời cơ để NHNN mua vào ngoại tệ. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 7/2011, NHNN đã mua được 5 tỉ USD dự trữ ngoại hối, một động thái mà từ giữa năm 2008 đến trước tháng 5/2011 chưa thực hiện được. Các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng; bước đầu chuyển dần quan hệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng, đây là một cơ hội rất lớn để các ngân hàng phát triển kinh doanh ngoại hối. Trước những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, chính sách quản lý vĩ mô trong đó có chính sách điều hành tỷ giá của NHNN có thể có những thay đổi mang tính thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối Việt Nam sôi động hơn. Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng chưa thể chủ quan, bởi thị trường ngoại tệ còn đứng trước những thách thức không nhỏ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa được giải quyết nên ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam.

Trước bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước như vậy, Habubank luôn xác định mục tiêu trong thời gian 2012-2015 là hội nhập và phát triển bền vững,

củng cố vị thế là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên trên thị trường tài chính Việt Nam đồng thời tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối trong giai đoạn 2012-2015 của Habubank là phát triển hoạt động này cả theo bề rộng và theo bề sâu.

Để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối theo bề rộng, Habubank đã xây dựng định hướng mở rộng thị trường hoạt động; tăng doanh số giao dịch với các đồng tiền khác như EUR, JPY, HKD; tăng doanh số các công cụ ngoại hối phái sinh Future, Swap, Option. Habubank đặt ra kế hoạch tới năm 2015 nâng tổng số chi nhánh, PGD của Habubank lên con số 200, gấp đôi tổng số chi nhánh PGD hiện nay. Các chi nhánh, PGD Habubank sẽ được mở rộng tại nhiều tỉnh, thành phố nhưng vẫn sẽ chiếm số lượng lớn tại các thành phố lớn, có nhiều tiềm năng như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Đây cũng là những thành phố tập trung rất nhiều những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động nhộn nhịp với các mặt hàng như lúa gạo, da giầy, quần áo hoặc có cảng biển. Những mặt hàng kể trên của Việt Nam được xuất nhiều sang các nước Châu Âu, Hồng Kong, Nhật Bản, …Phát triển quan hệ với các doanh nghiệp này không những giúp Habubank mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh ngoại hối mà còn phát triển hoạt động này với các ngoại tệ mạnh như: EUR, JPY, HKD. Nằm trong định hướng mở rộng thị trường kinh doanh ngoại hối, Habubank dự kiến đến năm 2015, số lượng các đại lý ngân hàng nước ngoài có quan hệ với Habubank sẽ tăng lên đạt 150 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. . Cũng để phát triển kinh doanh ngoại hối của Habubank theo bề rộng, Habubank đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 đưa tỷ trọng doanh số nghiệp vụ phái sinh khác ngoài Spot lên 20% tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn ngân hàng (năm 2011, doanh số nghiệp vụ Swap là 15%, Forward là 12%, nghiệp vụ Option chưa có doanh số).

Để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối theo bề sâu , Habubank sẽ tiếp tục hoàn thiện qui trình thủ tục kinh doanh, quản trị rủi ro và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ hướng tới hai mục đích lớn:

• Đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ trong tín dụng và thanh toán quốc tế, nhằm củng cố và tăng cường vị thế của Habubank trên thị trường.

• Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro hoạt động riêng biệt để nâng cao chất lượng kinh doanh ngoại hối.

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2011, Habubank chưa có một bộ phận riêng để quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Trong thời gian 2012, 2013 Habubank định hướng đưa bộ phận mới này đi vào hoạt động. Đây là một việc rất khó bởi vị trí này đòi hỏi những người vừa phải có kiến thức để phân tích thị trường trong nước, thị trường quốc tế mà còn phải có kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại hối. Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra kế hoạch ngoài việc đi tìm kiếm, tuyển dụng những người đáp ứng yêu cầu trên sẽ đào tạo chính đội ngũ cán bộ của mình để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mục tiêu của Ban lãnh đạo ngân hàng là xây dựng một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chuyên nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Habubank trong các hoạt động nói chung và trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 77)