Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank trong giai đoạn 2008-2010:

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 44)

1 Tổng tài sản 20.678 29.240 37.987 4.566(Dự kiến)

2.1.2.1Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank trong giai đoạn 2008-2010:

ngoại hối tại ngân hàng Habubank trong giai đoạn 2008-2010:

2.1.2.1.1 Môi trường pháp lý cho kinh doanh ngoại hối

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về ngân hàng tài chính có nhiều những thay đổi tích cực tạo dựng một hành lang pháp lý tốt để các ngân hàng nói chung và Habubank nói riêng có thể phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. Hơn thế nữa, tình hình chính trị của Việt Nam lại được đánh giá cao trên thế giới, đây là một thị trường rất hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam tạo ra nhu cầu mới về việc đáp ứng nguồn vốn để đầu tư xây dựng đã tạo tác động thuận lợi cho các ngân hàng nói chung cũng như Habubank đều không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm khách hàng tốt cho mình.

Trong giai đoạn 2008-2011 NHNN đã có nhiều thông tư, quyết định điều chỉnh về việc giao dịch ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái. Giai đoạn đầu khi nền kinh tế phát triển NHNN đã có những điều chỉnh dần nới rộng biên độ tỷ giá đã tạo điều kiện cho ngân hàng giao dịch mua bán ngoại tệ cho các cá nhân, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh ngoại hối. Cụ thể

là: Quyết định 504/QĐ-NHNN ban hành ngày 07/03/2008 cho phép các tổ chức tín dụng giao dịch USD không quá biên độ +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng; Quyết định 1436/QĐ-NHNN ban hành ngày 26/06/2008 thì biên độ này được tăng lên +/-2%; Quyết định 2635/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/11/2008 biên độ này lại tiếp tục được nới rộng ra là +/-3%; và biên độ này được nới rộng hơn nữa khi NHNN ban hành Quyết định 622/QĐ- NHNN ngày 23/03/2009 cho phép các tổ chức tín dụng giao dịch USD không quá biên độ +/-5%. Trước sự nới lỏng về biên độ tỷ giá giao dịch USD các ngân hàng đã được linh hoạt hơn trong quyết định tỷ giá giao dịch của mình. Thời điểm này Habubank đã phân chia khách hàng thành nhiều nhóm, nhóm khách hàng chiến lược sẽ được áp dụng mức tỷ giá ưu đãi hơn khách hàng vãng lai.

Tuy nhiên sau đó khi tình hình có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, NHNN quay trở lại thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD trên thị trường. Quyết định 2666/QĐ-NHNN ban hành 25/11/2009 cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng tỷ giá giao dịch giao ngay (SPOT) không được vượt quá biên độ +/-1 so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Sự chênh lệch giữa tỷ giá nhỏ khiến cho các NHTM không mặn mà với việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng bị giảm sút. Sự điều chỉnh giảm biên độ tỷ giá giao ngay USD đã gây ảnh hưởng bất lợi với việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank.

2.1.2.1.2 Mức độ phát triển thị trường ngoại hối

Các năm qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt hơn 7%/năm, sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%. Tuy rằng lạm phát của Việt Nam

còn ở con số lớn và Việt Nam đang là nước nhập siêu, thì tình hình kinh tế Việt Nam vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Habubank nói riêng. Với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý của Habubank cũng tăng theo để phục vụ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng diễn ra nhộn nhịp hơn vì khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế hoặc kinh doanh mua bán ngoại hối của mình. Bên cạnh việc ảnh hưởng tích cực thì Habubbank cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ là các ngân hàng nước ngoài (NH ANZ, NH CITIBANK, NH HSBC…) – luôn chiếm ưu thế về vốn, kinh nghiệm và công nghệ thông tin đang tấn công vào thị trường hấp dẫn này. Như vậy với điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank đang có rất nhiều điều kiện

thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức lớn.

2.1.2.1.3 Rủi ro tỷ giá

Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại hối càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật , rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và không theo một lối nhất định, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng.

NHNN điều tiết theo hướng tăng. Như vậy là NHNN đang thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng do NHNN không thể kiểm soát được nên mới dẫn đến tình trạng tỷ giá giảm trong khoảng từ tháng 12/2007 đến tháng 3/2008. Quý 1/2008, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD giảm từ mức 16.112 VND/USD xuống còn 15.960 đồng. Điều này gây ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà họ đã quen với sự điều tiết tỷ giá theo hướng tăng từ phía NHNN. Trước tình hình đó các doanh nghiệp xuất khẩu thu hẹp đầu tư kinh doanh khiến cho việc phát triển hoạt đông kinh doanh ngoại hối của ngân hàng có phần đình trệ. Hơn nữa do các doanh nghiệp xuất khẩu hầu như ít quan tâm đến quản trị rủi ro. Do đó, xảy ra tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu liên tục lỗ và kêu gọi sự giúp đỡ từ phía ngân hàng. Trong thời gian năm 2009, trước sự biến động khó đoán của tỷ giá mà doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Habubank có phần giảm sút, đà phát triển kinh doanh ngoại hối bị kéo lùi lại phía sau. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Tỷ giá càng biến động mạnh thì thị trường ngoại hối càng căng thẳng, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Hơn nữa, khi tỷ giá biến động khó lường, người dân chuyển sang nắm giữ ngoại tệ, trong khi trần lãi suất huy động USD rất thấp nên khó có thể thu hút nguồn USD của khách hàng. Thời gian này ngân hàng Habubank luôn phải đối mặt với khó khăn để cân bằng trạng thái ngoại tệ, từng hợp đồng mua bán trong ngày phải tính toán để đưa tỷ giá phù hợp, hoạt động kinh doanh ngoại hối diễn ra cầm chừng, nguồn ngoại tệ chủ yếu được Habubank ưu tiên cho các khách hàng quen, khách hàng tiềm năng, trong giai

đoạn này Habubank đã không phát triển được khách hàng mới. Rủi ro về tỷ giá luôn là nhân tố tạo những ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 44)