Phân tích tình hình thực hiện các công việc để phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Habubank giai đoạn 2008 – 2011.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 54)

1 Tổng tài sản 20.678 29.240 37.987 4.566(Dự kiến)

2.2.1Phân tích tình hình thực hiện các công việc để phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Habubank giai đoạn 2008 – 2011.

ngoại hối của ngân hàng Habubank giai đoạn 2008 – 2011.

Với mục tiêu ngày một nâng cao doanh thu hoạt động ngoại hối, thu hút khách hàng đến với hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo hoạt động này diễn ra với ít rủi ro nhất là một yêu cầu không nhỏ đặt ra cho ngân hàng Habubank. Để đạt được mục tiêu này, Habubank đã đi vào thực hiện các công việc sau:

2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường ngoại hối trong và ngoài nước

Trong ngân hàng Habubank, cán bộ của bộ phận kinh doanh ngoại hối cũng đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu thị trường ngoại hối trong và ngoài nước. Kể từ năm 2009, đảm nhận nhiệm vụ này chính vẫn là 5 cán bộ thuộc phòng kinh doanh ngoại tệ của hội sở cùng với 2 kiểm soát viên, phó phòng, trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ sẽ lập báo cáo về thị trường ngoại hối trong và ngoài nước theo định kỳ theo năm để trình lên Ban lãnh đạo. Báo cáo này là cơ sở để Ban lãnh đạo đưa ra chỉ tiêu hoạt động cho năm tiếp theo. Để hỗ trợ hoạt động này, hàng năm Habubank tổ chức mời chuyên gia nghiên cứu về thị trường ngoại hối để bồi dưỡng, thảo luận nâng cao hiểu biết cho đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Diễn biến của thị trường sẽ được các cán bộ này trực tiếp ghi nhận và phân tích để đưa ra những đề xuất kiến nghị về tỷ giá, lãi suất, về khối lượng ngoại hối giao dịch với khách hàng giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác. Năm 2011 Ban lãnh đạo ngân hàng kết hợp với

phòng Marketing phòng Công nghệ thông tin, phòng kinh doanh ngoại hối đưa ra kế hoạch thực hiện đến hết năm 2012 để phát triển các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại hối.

2.2.1.2 Nghiên cứu và vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro rủi ro

Việc dự báo tỷ giá có tính chất rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Phòng kinh doanh ngoại hối đã áp dụng một số công cụ như: IRP (ngang giá lãi suất), PPP (ngang giá sức mua) để dự báo tỷ giá nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên công việc này chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, trước sự biến đổi khó lường của tỷ giá trên thế giới và sự thiếu linh hoạt của tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam, Habubank đã chịu nhiều ảnh hưởng không tốt tới phát triển kinh doanh ngoại hối trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.

2.2.1.3 Nghiên cứu ứng dụng các công cụ phái sinh, cạnh tranh tỷ giá với các ngân hàng khác với các ngân hàng khác

Habubank đã thường xuyên cập nhật tỷ giá của các ngân hàng khác như Vietcombank, Exinbank, ACB, … để có thể đưa ra tỷ giá phù hợp với các giao dịch kinh doanh ngoại hối nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho dịch vụ ngoại hối của Ngân hàng.

Phòng kinh doanh ngoại hối trực tiếp tư vấn các nghiệp vụ phái sinh để khách hàng hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn,…hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể lựa chọn các nghiệp vụ hối đoái phù hợp với tình hình kinh doanh của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 54)