Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 74)

- Trong giai đoạn 20082011 ngân hàng Habubank đã nỗ lực trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng Mặc dù

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là mức độ phát triển của thị trường ngoại hối. Để các ngân hàng nói chung và HABUBANK nói riêng có thể phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối thì thị trường phải phát triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thưc tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai là phương pháp công bố tỷ giá của NHNN mới hạn chế vào 1 loại, các tỷ giá khác chưa được công bố công khai. NHNN mới chỉ công bố tỷ giá của USD/VND còn với các loại ngoại tệ khác thì chưa và các qui định về quản lý giao dịch với các ngoại tệ khác vẫn hầu như rất ít, chủ yếu mới chỉ có USD. Muốn phát triển một thị trường ngoại hối đa dạng nhưng mới chỉ thực hiện công cô bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng với USD thì khó có thể phát

triển một thị trường ngoại hối đa dạng

Thứ ba là qui định của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc nhà nước buộc các ngân hàng giao dịch giữa VND và USD theo tỷ giá bình quan liên ngân hàng do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ ±1% hay như việc người dân muốn mua ngoại hối thì phải chứng minh được mục đích mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại hối cho ngân hàng một cách tự do. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-2011. Trên cơ sở đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động phát triển kinh doanh ngoại hối tại Habubank, làm tiền đề cho việc đề xuất những phương hướng và giài pháp nhằm phát triển kinh doanh ngoại hối cho Habubank ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (habubank) (Trang 74)