MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 20192021 (Trang 54 - 56)

5.2.1 Môi trường kinh tế

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, kéo theo đó là cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và tăng lên.

Cuối năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, sự kiện này đã đánh dấu nhiều thay đổi trong nước, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tuy nhiên cũng vì thế mà đất nước có sự biến động theo nền kinh tế thế giới. Cũng nhờ vào nền kinh tế đang tăng trưởng dẫn đến thu nhập bình quân của người dân tăng khá cao trong thời gian gần đây.

Điều này là một cơ hội lớn cho các ngành tiêu dùng nói chung và bánh kẹo nói riêng. Đặc biệt là Kinh Đơ, doanh nghiệp có tỷ trọng phần lớn trên thị trường. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Mặc dù đã hồi phục nhưng hệ quả vẫn còn. Theo thống kê của ADB, CPI của 6 tháng đầu năm 2010 tăng 8,75% so với cùng kỳ năm 2009. Lạm phát có khả năng tăng cao gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Lãi suất cho vay là 13%/năm, tỷ giá VND/USD tăng.

Trước tình hình tỷ giá trong nước biến động phức tạp, thêm nữa là sự mất giá của đồng nội tệ làm cho tình hình nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Việt Nam đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, cụ thể gia nhập AFTA, WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với

44

Kinh Đô. Thêm vào đó việc hợp tác liên doanh liên kết với tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes cũng là một lợi thế của Kinh Đô. Cùng với lợi thế đó Kinh Đơ cịn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn.

Bên cạnh những cơ hội, công ty Kinh Đô đang phải đối mặt với thách thức rất lớn. Cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến 2009, khiến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Sức mua sụt giảm do thu nhập của đại đa số người dân chững lại trong khi giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao. Các nhân tố này khiến người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua.

5.2.2 Mơi trường văn hóa xã hội và dân số

Cơ hội: Dân số cả nước tại thời điểm năm 2009 là 85,789 triệu người, đứng thứ 3

ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được coi là quốc gia đầy tiềm năng và hấp dẫn trong

lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ. Theo dự báo của công ty Tổ chức và Điều phối IBA (GMH) dự báo, sản lượng bánh kẹo Việt Nam đến 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn, tổng

doanh thu ngành đạt 27000 tỷ đồng. Dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân cư thành thị tăng khá nhanh cũng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Dự kiến tăng trưởng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Dự kiến tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và 6,12% của năm 2009 và 2010.

Thách thức: Bên cạnh đó vẫn cịn một vấn đề là lượng bánh bình quân người dân

dùng trên năm khá thấp. Điều này là khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế

của người dân phát triển thì người dân sẽ có nhu cầu cao hơn và khác nhau, nhu cầu thị

hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó ngay cả thị hiếu của mỗi nhân khẩu trong gia đình cũng khác nhau. Vì có độ tuổi khác nhau. Giới trẻ chuộng theo xu hướng mới và chọn theo cách riêng cho mình, ít chịu ảnh hưởng của người lớn. Mức sống người dân ngày càng cao, do đó mọi người quan tâm nhiều hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh

45

của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. Người dân dần có xu hướng sử dụng sản phẩm của thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 20192021 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)