CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 20192021 (Trang 58)

Trong đó, các chiến lược được 4P là nền tảng nổi bật hơn cả trong tổng thể kế hoạch marketing của đơn vị này. Cụ thể:

6.2.1 Chiến lược về sản phẩm – Product

Sản phẩm của Kinh Đô đều được cân đối về chất lượng. Lồng ghép trong đó là bản sắc của thương hiệu. Theo đó, những dịng sản phẩm truyền thống luôn được Kinh Đô đẩy mạnh phát triển, quảng bá hơn cả.Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra sự linh hoạt trong các lựa chọn mua của khách hàng, thương hiệu cũng liên tục ra mắt sản phẩm mới, đa dạng. Chẳng hạn, cũng là bánh trung thu, nhưng thay vì nhân đậu xanh, thập cẩm truyền thống, Kinh Đơ cịn kết hợp tạo ra các món bánh phù hợp theo sở thích giới trẻ như bánh nhân hạt sen mochi, nhân trà xanh, nhân khoai mơn hay hạnh. Song song với đó, hương vị đặc trưng của dịng bánh Kinh Đơ vẫn được đảm bảo một cách tuyệt đối.

Ngoài hương vị, mẫu mã trong sản phẩm luôn được Kinh Đô chú trọng. Đảm bảo được tính sang trọng, tinh xảo, đẹp mắt.

6.2.2 Chiến lược về giá – Price

Chiến lược giá được Kinh Đơ cân đối trên nhiều dịng sản phẩm khác nhau. Tạo sự đa dạng, phù hợp với túi tiền nhiều khách hàng. Như vậy, bên cạnh các dịng bánh kẹo cao cấp, khách hàng cũng có thể chọn mua sản phẩm bình dân. Ngồi ra, khi phân phối tại các đại lý, mức giá sản phẩm sẽ còn được chiết khấu hợp lý, cạnh tranh.

6.2.3 Chiến lược phân phối – Place

Hệ thống phân phối hiện nay đã được Kinh Đô xây dựng rộng khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, không chỉ phân phối tại các nền tảng truyền thống mà Kinh Đơ cịn linh hoạt đẩy mạnh qua các kênh siêu thị, các điểm bán hàng thời vụ, tại các tụ điểm vui chơi,…

6.2.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp – Promotion

Các kênh xúc tiến được Kinh Đô lựa chọn tập trung nhất bao gồm khuyến mãi và quảng cáo. Theo đó, vừa cân đối được sự thu hút với khách hàng, vừa tăng doanh thu bán cho sản phẩm.

48

Phân khúc bánh kẹo từ Kinh Đô vốn được đề cao về chất lượng, độ an toàn, thơm ngon nên mức giá thường cao hơn so với sản phẩm từ thương hiệu khác.

Tuy nhiên, để cân đối, các chương trình khuyến mãi vẫn được đề ra liên tục. Có thể kể đến như giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, mua 1 tặng 1, mua 1 sản phẩm tặng kèm 1 sản phẩm khác đến cùng thương hiệu, khuyến mãi chiết khấu cho 1000 đơn hàng đầu tiên,…

Về quảng cáo, Kinh Đô thực tế đã qua giai đoạn tạo độ nhận diện nên các quảng cáo lúc này chủ yếu tập trung vào việc tăng giá trị doanh nghiệp. Do vậy, Kinh Đô dần chuyển sang việc tạo dựng cảm xúc với khách hàng qua các kênh Marketing Online là chính. Bao gồm các chiến lược truyền thông, các đoạn video quảng cáo dịp trung thu – tết đồn viên,…

Giờ đây, nhắc đến Kinh Đơ, người người đều biết được đây là thương hiệu sản xuất bánh kẹo uy tín, có độ phủ sóng mạnh mẽ. Tất cả điều này đều nhờ vào

chiến lược marketing của Kinh Đô đã và đang đánh đúng vào tâm lý của người

tiêu dùng.

Chương 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong chuỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ được và đem lại lợi nhuận thì mới đảm bảo được cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng tiêu thụ không dễ dàng chỉ là sự đem hàng hóa ra thị trường bán thì sẽ có người mua và sẽ có lợi nhuận. Nó địi hỏi sự kết hợp của cả một quá trình từ khâu nghiên cứu thị trường, sản xuất, định giá, giới thiệu sản phẩm, phân phối, xúc tiến bán hàng. Mỗi khâu đều giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết quả và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.

Giai đoạn 2019 - 2021, được đánh giá là giai đoạn kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước làm ăn thua lỗ, số lượng doanh nghiệp bị phá sản rất lớn. Với sự nỗ lực của mình, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, kết quả và hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn tăng đáng kể, song đó cũng là thành tựu đáng ghi nhập của Cơng ty CP Tập đồn KIDO.

49

Sản lượng tiêu thụ tăng mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp là nhờ việc cơng ty đã nhanh chóng nắm bắt những thay đổi của thị trường để điều chỉnh những hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách phù hợp. Hơn thế nữa, trong tình hình sau khi Chính phủ gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội trên tồn quốc nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã làm cho thị trường sôi nổi trở lại, sức mua tiêu thụ sản phẩm ở các ngành, đặc biệt là ngành thực phẩm thiết yếu tăng mạnh. Cụ thể, năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 330,2 tỷ đồng, tăng 59,3% so với năm 2019.

Chất lượng sản phẩm của công ty qua 3 năm luôn giữ được sự ổn định, không những thế, doanh nghiệp luôn cải tiến và không ngừng cho ra mắt các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được khách hàng tin dùng.

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong thời gian này doanh nghiệp vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định:

− Khả năng tiếp cận các nhóm khách hàng cịn kém hơn so với cơng ty đối thủ

− Một số nhóm sản phẩm đang đi vào giai đoạn bão hòa và chưa được cải tiến, đổi mới dẫn đến dần mất đi thị phần

− Kỹ năng chuyên môn của các nhân viên phòng ban, phân xưởng chưa được chuyên nghiệp

Có thể nói, đây là sự nỗ lực hết mình của doanh nghiệp để có thể vượt qua những khó khăn khách quan nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do biến động kinh tế thế giới mang lại. Trên vị thế là doanh nghiệp có vị trí cao trong thị trường trong nước, doanh nghiệp sẽ tiếp tục khai thác những điểm mạnh của mình, tận dụng tốt những cơ hội trước mắt và hạn chế những điểm yếu để vượt qua những thách thức, doanh nghiệp sẽ gặt hái được những kết quả và hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

7.2 KIẾN NGHỊ

Qua việc phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty CP Tập đồn KIDO, xin có một số kiến nghị như sau:

7.2.1 Đối với Công ty CP Tập đoàn KIDO

− Khai thác tối đa các nguồn lực con người, cơ sở vật chất hạ tầng

− Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến hơn nữa

50

− Nâng cao năng lực chun mơn của nhân viên phịng ban chuyên môn, nhân viên phân xưởng

− Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ qua các kênh trực tiếp, gián tiếp

7.2.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thực phẩm là sản phẩm thiết yếu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì thế, ngành thực phẩm cần được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư như việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…Với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và nền kinh tế mở cửa cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, phát huy nội lực để giữ vững vị thế của mình, cùng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn.

Những ràng buộc pháp lý đối với ngành thực phẩm chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các thủ tục pháp lý cũng cần được các cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà trong các cơng tác như đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm hoặc quyền sở hữu trí tuệ…

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơng ty Cổ phần Tập đồn KIDO (2019, 2020, 2021), Báo cáo tài chính & Báo cáo thường niên (https://finance.vietstock.vn/ , khai thác ngày 22/01/2022)

2. Nguyễn Văn Cơng, Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Ngô Kim Phượng, Lê Hồng Vinh, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Kinh tế TP.HCM.

4. Phạm Văn Dược, Báo Cáo Và Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp, Nxb Giao thông vận tải.

5. Phạm Văn Dược, Trần Phước, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Đại học Cơng nghiệp TP.HCM.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn KIDO giai đoạn năm 20192021 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)