Lựa chọn phương pháp thu nhận sinh khối sau lên men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu quy trình tạo chế phẩm giàu canthaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn Paracoccus carotinifaciens VTP20181 và bước đầu ứng dụng trong chăn nuôi cá hồi vân. (Trang 62 - 66)

Thí nghiệm Điều kiện thí nghiệm Thơng số đánh giá

Lựa chọn phương pháp thu nhận sinh khối

- Lắng, ly tâm: lắng sinh khối ở 40C/24h, ly tâm 10000 rpm, thiết bị ly tâm CEPA, Đức. - Lọc màng: khe lọc 0,6nm, tốc độ dịch:180-200l/h - Ly tâm bán liên tục: tốc độ ly tâm: 15000 rpm, tốc độ dịch: 600l/h

Hiệu suất thu nhận sinh khối

Lựa chọn tốc độ ly tâm

10000, 12000, 15000, 17000 rpm Hiệu suất thu nhận sinh

khối Tỷ lệ sinh khối/nước

rửa sinh khối (m/V)

1 /2; 1 /3; 1 /4; 1 /5; 1 /6 Hiệu suất thu nhận sinh khối, Bx dịch rửa

Số lần rửa 1 lần, 2 lần, 3 lần Hiệu suất thu nhận sinh

khối, Bx dịch rửa Tỷ lệ nước bổ sung

vào sinh khối trước sấy phun

1/1; 1/2; 1/3 Hiệu suất thu hồi chế

phẩm, hàm lượng Cx, cảm quan chế phẩm

Chế độ sấy 1550C/800C /2l/h/20000rpm;

1650C/850C /2.5l/h/20000rpm; 1750C/900C /2.5l/h/20000rpm;

Hiệu suất thu hồi chế phẩm, hàm lượng Cx, cảm quan chế phẩm

3.2. Xây dựng quy trình chiết xuất canthaxanthin

Bột sinh khối khơ 100(g) được chiết xuất với dung mơi ethanol 96% có bổ sung 0.5% chất hoạt động bề mặt Glycerol Monostearate (GMS). Bốn thơng số cơng nghệ của q trình chiết xuất canthaxanthin từ sinh khối được khảo sát để đưa ra điều kiện tối ưu gồm: nhiệt độ chiết (0C), tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w), thời gian chiết (phút) và công suất siêu âm (W). Sau khi chiết xuất, dịch chiết được cô quay đuổi dung môi ta thu được cao chiết tổng. Hàm lượng carotenoid tổng và hàm lượng canthaxanthin được xác định lần lượt bằng phương pháp đo quang và phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Kết quả hàm lượng carotenoid tổng và canthaxanthin xác định được từ cao chiết tổng được sử dụng làm hàm mục tiêu để tối ưu quá trình chiết xuất.

Cao chiết tổng thu được ở quá trình chiết xuất tiếp tục được xử lý loại tạp chất béo bão hịa bằng phương pháp kết tinh ure sau đó tiến hành sắc ký cột pha thường với hệ dung môi n-hexan/acetone (4/1, v/v) để phân lập canthaxanthin. Sử dụng sắc ký lớp mỏng (TLC) để kiểm tra các phân đoạn thu được trong q trình sắc ký cột, gom các phân đoạn có chứa hợp chất canthaxanthin sạch. Cô quay đuổi dung môi ta thu được hợp chất canthaxanthin độ tinh sạch trên 98%. Tiến hành đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR và 13C-NMR của chất sạch phân lập được. So sánh với tài liệu tham khảo để khẳng định hợp chất thu được chính là canthaxanthin.

3.2.1. Định lượng canthaxanthin bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp

Dựa vào phương trình đường chuẩn thể hiện mối liên hệ tương quan giữa nồng độ canthaxanthin chuẩn và diện tích peak đã được xây dựng tại Phịng Phân tích Hóa học, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên để xác định nồng độ canthaxanthin trong các mẫu cao chiết tổng cần phân tích.

Đồ thị đường chuẩn được biểu diễn trên hình 3.2.1. Phương trình đường chuẩn có dạng: Y =12389X + 453 với R2 = 0.9979.

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến hiệu suất q trìnhchiết xuất canthaxanthin chiết xuất canthaxanthin

Bốn thơng số công nghệ gồm nhiệt độ chiết xuất, thời gian chiết xuất, tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu và công suất siêu âm sẽ được khảo sát đơn biến và đánh giá, lựa chọn điều kiện phù hợp bằng hàm lượng canthaxanthin và hàm lượng carotenoid tổng trong cao chiết.

Trong đó:

+ Hàm lượng canthaxanthin (mg/g) = + Hàm lượng carotenoid tổng (mg/g)

Dựa trên một số khảo sát sơ bộ ban đầu, chúng tôi lựa chọn các mức cơ bản (mức gốc) cho các yếu tố công nghệ như sau:

+ Nhiệt độ chiết: 35 (0C)

+ Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 9/1 (v/w) + Thời gian chiết: 90 (phút)

+ Công suất siêu âm: 160 (W)

Khi khảo sát sự phụ thuộc của từng biến độc lập thì 3 biến cịn lại được giữ cố định ở các mức gốc hoặc mức tốt nhất ở khảo sát trước đó, biến được khảo sát sẽ được thử nghiệm ở các điều kiện khác nhau để lựa chọn điều kiện thích hợp nhất.

3.2.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chiết

Nhiệt độ chiết xuất được khảo sát ở các mức 300C, 350C, 400C, 450C và 500C. Các biến độc lập còn lại được cố định là:

+ Thời gian chiết: 90 phút

+ Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w): 9/1 + Công suất siêu âm: 160 W

+ Khối lượng mẫu đem chiết xuất là 100 gam

+ Dung môi chiết sử dụng ethanol 96% bổ sung 0.5% GMS

Nhiệt độ chiết cho hiệu suất chiết xuất cao nhất được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ dung mơi/ngun liệu đến q trình chiết

Tỷ lệ dung mơi/ngun liệu (v/w) được khảo sát ở các tỷ lệ: 5/1; 7/1; 9/1; 11/ và 13/1. Ba biến độc lập còn lại được cố định là:

+ Nhiệt độ chiết: 350C + Thời gian chiết: 90 phút + Công suất siêu âm: 160 W

+ Khối lượng mẫu đem chiết xuất là 100 gam

+ Dung môi chiết sử dụng ethanol 96% bổ sung 0.5% GMS

Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu chiết cho hiệu suất chiết xuất cao nhất được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết

Thời gian chiết xuất được khảo sát ở các mức 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút và 150 phút. Ba biến độc lập còn lại được cố định là:

+ Nhiệt độ chiết: 350C

+ Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w): 9/1 + Công suất siêu âm: 160 W

+ Khối lượng mẫu đem chiết xuất là 100 gam

+ Dung môi chiết sử dụng ethanol 96% bổ sung 0.5% GMS

Thời gian chiết cho hiệu suất chiết xuất cao nhất được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của cơng suất siêu âm đến q trình chiết

Cơng suất siêu âm được khảo sát ở các mức: 100 W, 120 W, 140 W, 160 W và 180 W. Ba biến độc lập còn lại được cố định là:

+ Thời gian chiết: 90 phút

+ Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w): 9/1 + Nhiệt độ chiết: 350C

+ Khối lượng mẫu đem chiết xuất là 100 gam.

+ Dung môi chiết sử dụng ethanol 96% bổ sung 0.5% GMS

Công suất siêu âm cho hiệu suất chiết xuất cao nhất được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.3. Xây dựng mơ hình nghiên cứu và ma trận kế hoạch thực nghiệm

Các thông số công nghệ sau khi khảo sát đã lựa chọn được các thông số tốt nhất. Dựa vào các thơng số này, nhóm nghiên cứu tiếp tục xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm để tìm thơng số tối ưu cho quá trình chiết xuất. Sử dụng kế hoạch bậc 2 của Box-Behnken để xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm. Trong đó Z1, Z2, Z3, Z4 là các biến thực; A, B, C, D tương ứng là các biến mã hóa; Y1(mg/g) là hàm mục tiêu thể hiện hàm lượng canthaxanthin trong cao chiết tổng và Y2(mg/g) là hàm mục tiêu thể hiện hàm lượng carotenoid tổng trong cao chiết. Y1 và Y2 càng lớn chứng tỏ hiệu suất quá trình chiết xuất là tốt. Thực hiện 27 thí nghiệm theo ma trận kế hoạch dưới đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu quy trình tạo chế phẩm giàu canthaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn Paracoccus carotinifaciens VTP20181 và bước đầu ứng dụng trong chăn nuôi cá hồi vân. (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w