Các cơng trình nghiên cứu về thiết bị chữa cháy rừng trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của máy chữa cháy rừng bằng đất cát (Trang 26 - 30)

Căn cứ vào điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các nước sử dụng các thiết bị chữa cháy rừng khác nhau. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada thì sử dụng các thiết bị chữa cháy rừng hiện đại như máy bay chữa cháy, xe ôtô chữa cháy,… cịn ở các nước cơng nghiệp đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ thì kết hợp các thiết bị chữa cháy hiện đại với các thiết bị chữa cháy nhỏ cầm tay như máy thổi gió, máy bơm nước [30].

Việc nghiên cứu thiết bị chữa cháy rừng chuyên dùng đã được các nước quan tâm và tương đối hồn thiện về cơng nghệ và thiết bị như máy bay chữa cháy rừng của cảnh sát phòng cháy chữa cháy rừng thuộc liên bang Mỹ, thiết bị này sử dụng ở mọi địa hình, hiệu quả chữa cháy rất cao [34].

Theo tài liệu [30], Công ty Cavan của Pháp, đã nghiên cứu ra xe chuyên dụng chữa cháy rừng với nguồn động lực là xe xích, sử dụng chất chữa cháy là nước, xe có thể hoạt động ở nơi có địa hình độ dốc < 150.

Công ty Morita của Nhật Bản đã nghiên cứu ra nhiều loại xe chữa cháy sử dụng nước, hố chất để chữa cháy, đó là các loại xe MVCA - 40H, MVCA - 60H, các loại xe này chỉ sử dụng để chữa cháy được ở nơi địa hình rừng bằng phẳng, có đường giao thơng thuận lợi, khơng hoạt động được ở nơi có địa hình phức tạp [29].

Cơng ty Kanglim của Hàn Quốc đã có nhiều nghiên cứu về xe chữa cháy rừng, nhưng chủ yếu phục vụ ở những nơi có địa hình bằng phẳng, có mạng lưới đường thuận lợi.

Wybo và một số tác giả trong tài liệu [34] đã giới thiệu các cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ và thiết bị chữa cháy rừng của Mỹ và một số nước, theo tài liệu này thì các cơng trình nghiên cứu về xe chữa cháy, máy bơm nước chữa cháy đã đạt được kết quả rất tốt và hiện nay đã được ứng dụng vào thực tế.

Hãng Tohatsu và hãng Rabbit của Nhật Bản đã có nhiều nghiên cứu về máy bơm nước chữa cháy. Kết quả nghiên cứu đã tạo ra các loại máy bơm nước chuyên dụng cho chữa cháy có áp lực cao, lưu lượng bơm lớn, chiều dài ống đẩy lớn, loại máy bơn nước chuyên dùng này đã được sử dụng trong chữa cháy các cơng trình dân dụng.

Một số nước phát triển đã sử dụng công nghệ thông tin, hệ thống định vị vệ tinh trong việc phòng và chữa cháy rừng [31]. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin này cho phép quản lý tốt tình hình cháy rừng, phát hiện kịp thời đám cháy và phối kết hợp các thiết bị chữa cháy rừng có hiệu quả.

Các nước đang phát triển như Inđônêxia, Philippin, Malaysia, chủ yếu tập trung nghiên cứu các thiết bị chữa cháy rừng cầm tay. Theo tài liệu [29], ở Inđơnêxia đã có một số cơng trình nghiên cứu là vỉ dập lửa thủ cơng, bình bơm nước đeo vai, kết quả nghiên cứu đã tạo ra được vỉ dập lửa thủ công bộ phận dập lửa bằng thép lá.

Trung Quốc là nước có nhiều nghiên cứu về thiết bị chữa cháy rừng, theo các tài liệu [37], [40], [48], [49], Trung Quốc đã nghiên cứu ra nhiều thiết bị chữa cháy rừng như xe chữa cháy rừng có nguồn động lực là máy kéo bánh xích, chất chữa cháy là nước, súng bắn hố chất vào đám cháy, dùng mìn để dập lửa.

Xuất phát từ thực tế chữa cháy rừng ở tỉnh Hoắc Long Giang, cục Lâm nghiệp Đại Phong thuộc tỉnh Hoắc Long Giang - Trung Quốc đã sáng chế ra máy dập lửa bằng sức gió. Ban đầu người ta cải tiến từ động cơ cưa xăng, máy cắt cỏ. Sau đó từng bước nghiên cứu để tạo thành máy dập lửa bằng sức gió chuyên dùng. Hiện nay ở Trung Quốc đang sử dụng máy dập lửa bằng sức gió cầm tay loại: CF 2 - 20; CF - 22; 6MF - A do nhà máy cơ khí Lâm nghiệp Tây Bắc chế tạo, máy dập lửa MBH - 29 do nhà máy cơ khí Lâm nghiệp Thái Sơn chế tạo [40]. Hình 1.3 là máy dập lửa bằng sức gió do Trung Quốc chế tạo.

Hình 1.3: Máy thổi gió chữa cháy rừng

Năm 2000 giáo sư Châu Hồng Bình khoa Cơ điện - Tự động Trường Đại học Nam Kinh Trung Quốc đã thực hiện đề tài nghiên cứu máy dập lửa bằng sức gió [37], kết quả nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo ra được máy dập lửa với các thơng số kỹ thuật của máy là: Vận tốc gió: 26 m/s ; lưu lượng gió: 30 m3/phút; chiều dài ống thổi: 0,7 m. Sau đó đã chuyển giao cơng trình nghiên cứu này cho nhà máy cơ khí Lâm nghiệp Lâm Hải chế tạo. Tồn tại của cơng trình trên đó là vận tốc của khơng khí thấp, lưu lượng nhỏ, chiều dài ống thổi ngắn.

Theo các tài liệu [40], Học viện cảnh sát phịng cháy, chữa cháy rừng Trung Quốc đã có một số cơng trình nghiên cứu về máy chữa cháy rừng bằng sức gió nhằm cải tiến máy hiện có, để tăng vận tốc và lưu lượng khí thổi. Kết quả nghiên cứu đã nâng cao được công suất của máy từ 3,4 KW lên 4,7 KW vận tốc khơng khí đạt 35 m/s, lưu lượng khơng khí 38m3/phút, nhưng chiều dài ống thổi khơng tăng (0,7 m).

Năm 2004, Zheng Huaibing và Zhang Nanqun thuộc Học viện cảnh sát chữa cháy rừng Trung Quốc [50] đã nghiên cứu cải tiến máy dập lửa bằng sức gió với bình nước đeo sau lưng người sử dụng, với chất chữa cháy là nước ở dạng sương và khơng khí để nâng cao hiệu quả dập tắt đám cháy. Tồn tại của cơng trình nghiên cứu này là bình nước rất nhỏ (10 lít) nên sau một thời gian hoạt động là hết nước, mặt khác khối lượng cần phải mang vác của người sử dụng máy là rất nặng nên ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất làm việc của người chữa cháy.

Theo các tài liệu [43], [46], [47], [48], hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều cơ sở nghiên cứu và chế tạo máy chữa cháy rừng bằng sức gió, song các thiết bị chữa cháy vẫn chưa hoàn thiện về kết cấu, về vận tốc và lưu lượng khơng khí, chiều dài ống thổi. Mong muốn của các nhà khoa học là càng nâng cao vận tốc và lưu lượng khơng khí càng tốt. Mặt khác trọng lượng của thiết bị phải gọn nhẹ.

Theo các tài liệu [42], [46], các thiết bị chữa cháy rừng bằng sức gió của Trung Quốc chỉ hoạt động có hiệu quả khi chiều cao ngọn lửa nhỏ, cường độ cháy thấp, chủ yếu chữa cháy mặt đất, cháy đồng cỏ. Việc nâng cao khả năng chữa cháy của thiết bị vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Tác giả Huang Renchu trong cơng trình [36] đã đưa ra lý thuyết tính tốn máy và thiết bị lâm nghiệp, trong đó có nội dung về cơ sở lý thuyết tính tốn máy chữa cháy rừng bằng sức gió, máy phun nước chữa cháy rừng, trong tài liệu chưa đề cập đến máy chữa cháy rừng bằng đất cát.

Tác giả Pan Guoqing, zhou Yongzhao đã công bố kết quả nghiên cứu về thử nghiệm để nâng cao hiệu suất của máy chữa cháy rừng bằng sức gió [40], cơng trình đã đề xuất một số giải pháp nâng cao vận tốc và lưu lượng khơng khí thổi vào đám cháy như tăng số vịng quay của động cơ, tăng đường kính quạt gió.

Tác giả Qi Zi trong cơng trình [41] đã cơng bố kết quả nghiên cứu phát triển xe chữa cháy rừng 5 bánh, kết quả nghiên cứu của tác giả đã tính tốn động lực học xe chữa cháy rừng 5 bánh di chuyển ổn định trên độ dốc 10 độ.

Tác giả Zou Guoli đã cơng bố cơng trình [44] về chiến thuật, cơng nghệ chữa cháy rừng đồng cỏ, trong đó đã giới thiệu công nghệ và thiết bị chữa cháy rừng cầm tay như máy chữa cháy rừng bằng sức gió, bình phun nước đeo vai.

một số thiết bị chữa cháy rừng do Trung Quốc nghiên cứu như máy thổ gió, xe ơ tơ chữa cháy, máy bơm nước chữa cháy rừng, súng bắn đạn chữa cháy rừng, máy bay chữa cháy rừng, song chưa đề cập đến máy chữa cháy rừng bằng đất cát.

Tác giả Gorte R.W trong cơng trình: “ Phịng cháy chữa cháy rừng” [30], đã phân tích lựa chọn một số thiết bị chữa cháy phù hợp cho một số loại rừng, các thiết bị đưa ra chủ yếu là xe ô tô chữa cháy rừng chuyên dụng, máy bay trực thăng, các thiết bị cầm tay chưa được đề cập đến.

Tóm lại: Chữa cháy rừng là vấn đề được chính phủ các nước rất quan

tâm, các cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ và thiết bị chữa cháy rừng trên thế giới rất phong phú và đã thu được nhiều thành tự to lớn, các nghiên cứu đã tương đối hoàn thiện, từ kết quả nghiên cứu đã tạo ra các thiết bị sử dụng ngoài thực tế. Một tồn tại lớn nhất của các nghiên cứu trên đó là sử dụng chất chữa cháy là nước, nên phạm vi hoạt động của thiết bị còn hạn chế. Trong thực tế cháy rừng chủ yếu xảy ra vào mùa khơ nên khơng có nguồn nước dẫn đến thiết bị khơng hoạt động được. Do vậy, cần phải nghiên cứu tìm ra các chất chữa cháy sẵn có tại chỗ như khơng khí và đất cát.

Trung Quốc là nước đi đầu trong nghiên cứu máy dập lửa bằng sức gió, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về máy này, có nhiều nhà máy, cơng ty sản xuất ra máy chữa cháy bằng sức gió. Nhưng máy dập lửa bằng sức gió vẫn cịn nhiều tồn tại cần phải nghiên cứu hoàn thiện như tăng vận tốc và lưu lượng khơng khí, giảm trọng lượng máy. Hiện nay, các cơng trình cơng bố về nghiên cứu tối ưu máy chữa cháy rừng bằng sức gió, cũng như máy chữa cháy rừng bằng đất cát trên thế giới rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của máy chữa cháy rừng bằng đất cát (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w