Các cơng trình nghiên cứu về thiết bị chữa cháy rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của máy chữa cháy rừng bằng đất cát (Trang 30 - 35)

Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 1 triệu người sống du canh du cư đốt nương làm rẫy, khí hậu khơ hanh kéo dài, nên hàng năm đã xảy ra hàng nghìn

vụ cháy rừng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Cháy rừng làm thiệt hại rất lớn về kinh tế, tác động rất xấu đến mơi trường, tạo ra tâm lí khơng an tâm cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong và ngoài nước. Nhận thức rõ tác hại của cháy rừng gây ra, Chính phủ, các bộ, ban ngành, các tỉnh thành phố và các địa phương đã có nhiều văn bản pháp qui về phịng chống và chữa cháy rừng như: Thông báo số 129-TB/TW ngày 22/4/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị, Nghị định 22/CP; Chỉ thị 19/TTg; 177/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về cơng tác phịng và chữa cháy rừng [1].

Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 2 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án " Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm" giai đoạn 2007 - 2010, tổng vốn đầu tư cho đề án là 502 tỷ đồng, trong đó 50% kinh phí đầu tư cho thiết bị chữa cháy rừng. Một nội dung quan trọng của đề án là nghiên cứu phương tiện và thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Chính phủ đã thành lập Ban phịng chống và chữa cháy rừng từ Trung ương đến địa phương, hàng năm có tập huấn, diễn tập, nhưng số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy khơng giảm được nhiều. Ngun nhân có nhiều nhưng một nguyên nhân quan trọng đó là thiếu các thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng. Đối với những vụ cháy rừng khi mới phát hiện nếu có thiết bị chun dụng chữa cháy thì hồn tồn có thể dập tắt được dẫn đến giảm được diện tích rừng bị cháy. Trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu về phịng cháy và chữa cháy rừng. Hầu hết các cơng trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các giải pháp phòng chống cháy, dự báo cháy rừng, cịn nghiên cứu về cơng nghệ chữa cháy rừng, các thiết bị chữa cháy chuyên dụng là rất ít.

Năm 1985, Cục kiểm lâm đã chủ trì đề tài cấp nhà nước mã số 04.01.01.07, về các biện pháp phịng cháy chữa cháy rừng Thơng và rừng Tràm. Kết quả của đề tài đã đưa ra một số giải pháp phòng chống cháy rừng

Thông và rừng Tràm, về thiết bị chữa cháy chuyên dụng thì đề tài chưa đề cập đến nhiều.

Tác giả Phan Thanh Ngọ trong cơng trình “Nghiên cứu một số biện pháp phịng cháy, chữa cháy rừng Thơng ba lá, rừng Tràm ở Việt Nam” [16], đã nghiên cứu tạo ra được bình bơm nước đeo vai để chữa cháy rừng, thiết bị này đã được Cục sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp, hiện nay đang được một số đơn vị sử dụng.

Một số cơ sở sản xuất kinh doanh rừng, một số trung tâm bảo vệ rừng, một số vườn quốc gia đã tự nghiên cứu, tự thiết kế chế tạo và nhập về một số máy và thiết bị chữa cháy rừng, nhưng các thiết bị này sử dụng khơng có hiệu quả, năng suất và khả năng dập lửa thấp, khơng phù hợp với địa hình và thực bì rừng bị cháy.

Một số đơn vị ở Đồng Nai, Tây Nguyên đã sử dụng máy thổi gió của Trung Quốc (nhãn hiệu Linhua), loại thiết bị này có trọng lượng nặng, độ rung lớn ống thổi ngắn và chất lượng động cơ thấp, nên hiệu quả chữa cháy rừng thấp, thiết bị này chỉ chữa đám cháy rừng nhỏ.

Một số đơn vị chữa cháy rừng đang sử dụng xe chữa cháy rừng do Cơng ty cơ khí ơtơ xe máy Thanh Xuân cải tiến từ xe UAZ, xe tải IZUZU , thiết bị này bao gồm hệ thống téc nước, bơm nước đặt trên thùng xe. Khi có đám cháy xảy ra xe sẽ dùng hệ thống bơm nước từ téc nước để chữa cháy. Nhược điểm của thiết bị này là không tiếp cận được với những đám cháy ở vùng sâu vùng xa, nơi khơng có đường giao thơng.

Hình 1.4: Xe chữa cháy được cải tiến từ xe Uoát

Từ năm 2003 đến năm 2005, PGS.TS Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm Nghiệp đã chủ trì đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: “Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên” [19]. Kết quả của đề tài đã xây dựng được các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả do cháy rừng, trong đó đề tài đã đưa ra giải pháp chữa cháy rừng bằng máy thổi gió.

Từ năm 2006 đến năm 2007, TS. Dương Văn Tài Trường Đại học Lâm nghiệp đã thực hiện đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nghiên cứu khảo nghiệm và cải tiến các thiết bị chữa cháy rừng sử dụng đất cát, khơng khí và nước ở dạng sương” [18], kết quả của đề tài đã thiết kế chế tạo được mẫu máy chữa cháy rừng bằng đất cát, đề tài cũng chưa có nghiên cứu tồn diện và sâu về máy chữa cháy bằng đất cát mà chỉ tập trung vào phần thiết kế, cải tiến.

Năm 2010, tác giả Dương Văn Tài đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài trọng điểm cấp nhà nước mã số KC07.13/06-10 [19]: “Nghiên cứu công

nghệ và thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng”, kết quả

của đề tài đã thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm máy chữa cháy rừng bằng đất cát. Máy chữa cháy rừng bằng đất cát đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 936. Song đề tài chưa nghiên cứu về động lực học của hệ thống đào đất, chưa nghiên cứu tính tốn tối ưu hệ thống đào đất, hệ thống hút và phun đất đề tài chủ yếu tập trung vào khâu thiết kế chế tạo và khảo nghiệm.

Hình 1.5: Các thiết bị chữa cháy rừng do đề tài trong điểm cấp nhà nước mã số KC07.13/06-10 thiết kế chế tạo

Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Xã Hội: “ Nghiên cứu dao động của xe chữa cháy rừng đa năng” [12], kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng được mơ hình khơng gian dao động của xe, thiết lập và khảo sát phương trình vi phân dao động của xe chữa cháy đa năng, luận án chưa nghiên cứu về hệ thống cắt đất, hút phun đất trên xe chữa cháy rừng đa năng.

Luận án tiến sỹ của tác giả Lương Văn Vạn: “ Nghiên cứu độ bền khung sắt xi xe chữa cháy rừng đa năng [26], kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng mơ hình, thiết lập được phương trình tính tốn độ bền khung sắt

xi xe chữa cháy rừng đa năng, luận án chưa đề cấp đến hệ thống hút đất, cắt đất trên xe chữa cháy rừng đa năng.

Tóm lại: Cháy rừng là một vấn đề được Chính phủ, các cấp, các ngành và

tồn xã hội quan tâm, nhưng diện tích rừng bị cháy hàng năm vẫn chưa giảm, nguy cơ cháy rừng rất cao do biến đổi khí hậu, nhưng các cơng trình nghiên cứu về thiết bị chuyên dùng để chữa cháy rừng ở nước ta cịn rất ít. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng, phịng chữa cháy mang lại hiệu quả rất lớn, cịn các cơng trình nghiên cứu về thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng còn hạn chế. Việc nghiên cứu tạo ra các thiết bị chữa cháy rừng chuyên dụng phù hợp với điều kiện địa hình, loại rừng, loại thực bì, phù hợp với tác nhân chữa cháy tại chỗ là hết sức cần thiết và kịp thời trong giai đoạn hiện nay, do vậy đề tài: “Nghiên cứu một số thông số tối ưu của máy chữa cháy rừng bằng đất cát” là rất cần thiết có tính thời sự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu của máy chữa cháy rừng bằng đất cát (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w