MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC KIỂM TRA

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng máy công nghiệp phần 1 (Trang 44 - 45)

Chương 6 KIỂM TRA

6.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC KIỂM TRA

Để đảm bảo độ chính xác khi gia công hay các chi tiết máy hoạt động một cách chính xác. Ta phải kiểm tra phân loại để cho phép sử dụng lại các chi tiết cịn dùng lại được một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, loại bỏ những chi tiết đã hoàn toàn hư hỏng và xác định những chi tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại. Xác định được máy móc, thiết bị đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng.

Các thông số cần kiểm tra như: Kích thước, khe hở, độ nhẵn bề mặt, chế độ lắp ghép, tính đồng nhất của vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí, khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực nén, kéo, xoắn, đo chân không, đo áp suất, đo nhiệt độ, quan hệ tương quan giữa các mặt, các lỗ, đường tâm với nhau hay sai số hình học của một chi tiết máy, giữa các bộ phận của máy với nhau… Việc kiểm tra phân loại tốt sẽ cho phép nâng cao chất lượng và hạ giá thành sửa chữa. Nếu kiểm tra phân loại không tốt sẽ có hại cho việc sửa chữa và sử dụng sau này.

Công tác kiểm tra phân loại chi tiết được tiến hành sau khi chi tiết đã được tẩy rửa sạch sẽ, bao gồm 3 loại công việc:

- Kiểm tra chi tiết để phát hiện và xác định trạng thái, chất lượng của chúng.

- Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật để phân loại chúng thành: + Dùng được;

+ Phải sửa chữa mới dùng được; + Loại bỏ.

- Tập hợp các tài liệu sau khi kiểm tra phân loại để chỉ đạo công tác sửa chữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng máy công nghiệp phần 1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)