Chương 6 KIỂM TRA
6.7.2 Các phương pháp xác định độ cứng vững
Có 3 phương pháp xác định độ cứng vững của máy:
- Phương pháp tĩnh, đặt các tải trọng tĩnh lên các bộ phận của máy ở trạng thái máy khơng làm việc;
- Phương pháp có tải, đặt các tải trọng lên các bộ phận của máy ở trạng thái máy làm việc.
- Phương pháp thử nghiệm trong điều kiện máy dao động.
Sau đây chỉ giới thiệu phương pháp tĩnh là phương pháp dễ thực hiện hơn cả. Đặt tải trọng tăng dần lên các bộ phận làm việc của máy có gá lắp chi tiết gia cơng cho đến khi đạt số đã định trước, đồng thời dùng đồng hồ so để đo chuyển vị (biến dạng) của các bộ phận máy theo những phương pháp xác định.
Có thể đặt tải trọng theo một, hai hoặc ba chiều trong không gian. Nếu chỉ đặt tải trọng theo chiều xuyên tâm và nằm trong mặt phẳng ngang (tương ứng với phương của lực hướng kính) thì kết quả đo có sai lệch so với độ cứng vững thật của máy. Cách này đơn giản nhất và độ chính xác thoả mãn trong điều kiện sản xuất bình thường.
Ta dùng ngay các cơ cấu của máy hoặc các thiết bị chất tải nguyên dùng, hoặc trục gá để chất tải. Trị số tải trọng được xác định qua lực kế.
Khi đó ta phải ước định trước các điều kiện thử nghiệm sau: - Vị trí của các cụm máy và chi tiết máy trong khi kiểm tra; - Phương, chiều trị số và điểm đặt lực
- Phương pháp và phương tiện đo biến dạng.
Có thể tiến hành đo lượng biến dạng trong lúc chất tải, lúc cất bỏ tải trọng và cả sau khi đã chất tải xong tồn bộ. Lượng biến dạng trong q trình tăng tải thường có khác so với trường hợp giảm tải do ứng suất và biến dạng dư. Vì vậy, thường ta đo vài lần sau đó lấy giá trị trung bình.