Chương 6 KIỂM TRA
6.2 KIỂM TRA ĐỘ NHẴN BỀ MẶT CỦA CHI TIẾT MÁY
Có nhiều cách để kiểm tra độ nhẵn bề mặt, tùy thuộc vào cấp độ nhẵn bề mặt cần gia cơng và u cầu về độ chính xác của phương pháp đo độ nhẵn bề mặt như:
- Phương pháp so sánh bề mặt chi tiết cần kiểm tra với mẫu độ nhẵn. - Phương pháp căn ke (chép hình) bề mặt chi tiết.
- Phương pháp quang học để đo prôfin của các vết nhấp nhô bề mặt. Tùy theo dụng cụ đo có thể đo độ nhẵn tới (▼10 - ▼14).
- Phương pháp đo prơfin bề mặt bằng mũi dị cho ngay trị số chiều cao chi tiết cần kiểm tra.
Trong số các phương pháp kiểm tra trên, phương pháp so sánh được dùng phổ biến ở các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. Bằng mắt thường, công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật có thể đánh giá gần đúng độ nhẵn bề mặt, nhất là khi độ nhẵn thấp (▼3 - ▼7). Để việc đánh giá cấp độ nhẵn được nhanh chóng và thuận tiện, nên dùng các bản mẫu về độ nhẵn, các bản mẫu này được gắn vào các bản nhỏ. Mỗi bản có ba mẫu với cấp độ
nhẵn kế tiếp nhau. Các mẫu độ nhẵn được chế tạo tương ứng với từng phương pháp gia công: tiện, phay, bào, mài,… Khi cần xác định độ nhẵn bề mặt của chi tiết đã gia công, ta đặt bản có gắn mẫu độ nhẵn bên cạnh bề mặt cần kiểm tra. Nếu nhìn bằng mắt thường, ta có thể đánh giá tới cấp ▼8 - ▼9. Đối với cấp độ nhẵn cao hơn, ta khó phân biệt bằng mắt thường nên việc đánh giá sẽ kém chính xác.
Để đánh giá chính xác hơn, có thể dùng kính hiển vi so sánh (Hình 6.1) kết cấu của kính này cho phép nhìn thấy hai nửa ảnh của hai vật, một của chi tiết gia công, một của bản mẫu có ghi sẵn cấp độ nhẵn. Nếu hai nửa ảnh này khớp với nhau, trông như của một vật thống nhất, thì cấp độ nhẵn của chi tiết tương ứng với cấp độ nhẵn của bản mẫu. Nếu hai nửa ảnh chưa khớp với nhau, ta thay bản mẫu có cấp độ nhẵn khác để tiếp tục so sánh đánh giá.
Hình 6.1. Kiểm tra độ nhẵn bề mặt dùng kính hiển vi