PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 79 - 81)

(Nguồn: Tính từ BCTC Cơng ty TNHH Yến Dương)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Số vịng quay vốn lưu động trong năm 2021 là 1,4 vòng, năm 2020 là 2,93 vòng. Điều này chứng tỏ trong năm 2021 vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 1,4 vòng, còn năm 2020 vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 2,93 vòng. So với năm 2020, số vòng quay vốn lưu động của cơng ty giảm 1,53 vịng tương ứng với tỷ lệ giảm 52,29%. Điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 134,62 ngày so với năm nước. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2021 giảm so với năm 2019 nên đã làm lãng phí một lượng vốn lưu động là 25.126.866 nghìn đồng. Để phân tích một cách sâu hơn sự sụt giảm của tốc độ luân chuyển vốn lưu động của cơng ty, ta cần đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố: Số dư bình quân vốn lưu động (Slđ) và Tổng luân chuyển thuần (LCT).

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Số vòng luân chuyển vốn lưu động

(Svlđ = LCT/Slđ) Vòng 1.40 2.93 -1.53 -52.29 - Tổng luân chuyển thuần (LCT) Nghìn đồng 67,194,745 164,213,292 -97,018,547 -59.08 Số vốn lưu động bình quân (Slđ) Nghìn đồng 48,050,165.5 56,020,904.5 -7,970,739 -14.23 2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

(Klđ = 360/SVlđ) ngày 257.43 122.81 134.62 109.61 ∆SVlđ (Slđ) = LCT0/Slđ1 -Svlđ0 ∆Klđ (Slđ) = Slđ1/do - Klđo ∆SVlđ (LCT) = SVlđ1 - LCT0/Slđ1 ∆Klđ (LCT) = Klđ1 - Slđ1/do Số vốn tiết kiệm (lãng phí)

*Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số dư bình quân vốn lưu động đến:

*Mức độ ảnh hưởng của nhân tố luân chuyển thuần đến:

25,126,866

0.49 -17.47

-2.02 152.09

Thứ nhất, số dư bình quân vốn lưu động trong năm 2021 là 48.050.165,5 nghìn đồng so với năm 2020 đã giảm 7.970.739 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,23%. Khi luân chuyển thuần cố định ở kỳ gốc, số dư bình quân vốn lưu động giảm đã làm tăng 0,49 vòng và kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 17,47 ngày. Đây là nhân tố chủ yêu tác động làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Số dư bình quân vốn lưu động tăng chủ yếu là do trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu nội bộ ngắn hạn và phải thu ngắn hạn khác giảm mạnh. Mặc dù đứng trước tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng cơng ty đã giảm bớt được gánh nặng do vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm dần. Như vậy, khả năng thu hồi nợ của cơng ty đã có sự cải thiện.

Ngoài ra, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng đang giảm mạnh. Năm 2021, khoản mục này đạt 3.115.839 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 76,4% so với năm 2020. Với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong đại dịch, công ty cần phải có nguồn vốn để thực hiện chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, lượng tiền gửi trong các tổ chức ngân hàng của công ty giảm sút là điều hợp lý.

Thứ hai, do tổng luân chuyển thuần của công ty: cụ thể, tổng luân chuyển thuần của công ty năm 2020 đạt 164.231.292 nghìn đồng, đến năm 2021 đã giảm 59,08% tức chỉ đạt 67.194.745 nghìn đồng. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sự giảm sút của tổng luân chuyển thuần đã làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 2,02 vòng, đồng thời làm kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 152,09 ngày. Dựa vào cơ cấu cấu thành nên luân chuyển thuần ta có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là chỉ tiêu quyết định đến sự tăng trưởng của tổng luân chuyển thuần. Đánh giá trong năm 2021, có thể thấy rằng, chỉ tiêu này đã giảm 59,01% so với năm 2020. Sở dĩ chỉ tiêu có xu hướng giảm là do trong kỳ, lượng hàng tiêu thụ bị đình trệ. Nhu cầu tiêu thụ

hàng của nước ngoài thấp do những ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế các nước, từ đó làm cho doanh thu của công ty sụt giảm. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn đang diễn ra hết sức phức tạp, cơng ty vẫn cần có những biện pháp bảo vệ mình trong những năm tiếp theo.

Liên hệ hai nhân tố trên ta thấy: vốn lưu động bình qn của cơng ty có xu hướng giảm, nhưng việc giảm mạnh của tổng luân chuyển thuần là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã có bước lùi trong tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Điều này phản ánh trong năm 2021, công ty vẫn chưa đạt hiệu quả luân chuyển vốn lưu động, vẫn cịn để lãng phí nguồn vốn lưu động này.

2.2.1.5 Phân tích thực trạng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)