BẢNG QUY MƠ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 62 - 66)

(ĐVT: nghìn đồng)

(Nguồn: Tính từ BCTC Cơng ty TNHH Yến Dương)

Nhận xét:

Giai đoạn 2019-2021, có thể nói quy mơ tài chính của cơng ty TNHH Yến Dương có nhiều biến động.

- Giai đoạn 2019-2020 tất cả các chỉ tiêu trong giai đoạn này đều có xu hướng tăng lên nhưng giai đoạn 2020-2021 lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể như sau:

Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2019 tăng từ 78.518.332 nghìn đồng

lên 88.082.168 nghìn đồng vào năm 2020 (tức tăng 9.563.836 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 12,18% so với năm 2019). Điều này cho thấy trong năm 2020 quy mô tài sản của doanh nghiệp đang được đầu tư mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Tổng tài sản 62,322,090 88,082,168 78,518,332 -25,760,078 -29.25 -16,196,242 -20.63

2. Vốn chủ sở hữu 17,921,486 26,536,204 18,703,716 -8,614,718 -32.46 -782,230 -4.18

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 3. Luân chuyển thuần 67,194,745 164,213,292 138,855,750 -97,018,547 -169.26 -71,661,005 -51.61

4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay129,342 1,273,356 814,778 -1,144,014 -111.31 -685,436 -84.13

5. Lợi nhuận sau thuế 100,887 993,218 611,084 -892,331 -89.84 -510,197 -83.49

6. Dòng tiền thuần 10,086,404 -140,148 -961,207 10,226,552 -7,296.97 11,047,611 -1,149.35

So sánh (Năm 2021 và năm 2020) (Năm 2021 và năm 2019) Chỉ tiêu 12/31/2021 31/12/2020 31/12/2019

cho doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho công ty tăng năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động trên thị trường. Tổng tài sản tăng có thể do kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu cơng ty cần nâng cao các chính sách sử dụng tài sản để hoạt động. Nhưng sang đến năm 2021, tổng tài sản lại giảm xuống cịn 62.322.090 nghìn đồng (tức giảm 25.760.078 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 29,25%). Tổng tài sản của công ty giảm 25.760.078 nghìn đồng so với năm 2020 (tức giảm 29,25%); giảm 16.196.242 nghìn đồng so với năm 2019 (tức giảm 20,63%). Trong đó cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty đều giảm. Điều này chứng tỏ trong năm 2021 quy mô về tài sản của công ty đã bị thu hẹp.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 3 năm gần đây chỉ chiếm 20-30%

tổng tài sản. Cụ thể năm 2019 vốn chủ sở hữu của công ty là 18.703.716 nghìn đồng, năm 2020 là 26.536.204 nghìn đồng, năm 2021 là 17.921.486 nghìn đồng. Như vậy so với năm 2019, năm 2020 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên 7.832.488 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 41,88%. Có thể thấy, việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp công ty nâng cao được năng lực tự chủ. Đặc biệt với tình hình nợ phải trả vẫn đang ở mức khác cao như hiện nay thì việc tăng vốn chủ được đánh giá là hợp lý và hiệu quả, từ đó đảm bảo được cân bằng tài chính cho cơng ty. Cơng ty cần phát huy hơn nữa việc gia tăng nguồn vốn nội sinh, song song với đó cũng phải cẩn trọng, tránh lạm dụng phần vốn chủ. Vì thực chất, huy động từ vốn chủ có chi phí sử dụng vốn khá cao, từ đó làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Nhưng sang đến năm 2021, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm tới 8,614,718 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,46%. Nguyên nhân là do vốn góp của chủ sở hữu giảm cùng với đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng giảm. Điều này cho thấy công ty đã giảm huy động vốn từ chủ sở hữu, quy mô tài sản ròng, sản nghiệp của các chủ sở hữu cơng ty giảm. Có thể thấy so với năm

2020 và năm 2019 khả năng tự chủ tài chính năm 2021 của công ty Yến Dương đã giảm đi, có thể trong năm vừa rồi cơng ty đang sử dụng chính sách huy động vốn từ bên ngoài.

Tổng luân chuyển thuần của doanh nghiệp tăng từ 138.457.629 nghìn

đồng lên 163.791.424 nghìn đồng vào năm 2020 tức tăng 25,333,795 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,3%. Nhưng sang đến năm 2021, tổng luân chuyển thuần của doanh nghiệp giảm mạnh xuống chỉ cịn 67.137.780 nghìn đồng. Điều này cho thấy quy mô doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp tạo ra trong năm 2020 được cải thiện rất nhiều so với năm 2019 nhưng đến năm 2021 chỉ tiêu này lại giảm trầm trọng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh khiến cho tổng luân chuyển thuần của doanh nghiệp giảm tương ứng. Doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó xác định khối lượng sản phẩm sản xuất cho phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm bởi chất lượng của hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng đến giá thành của hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm cao thì giá bán sẽ cao và ngược lại, chất lượng khơng đảm bảo thì giá thành thấp. Chất lượng sản phẩm như thế nào sẽ quyết định mức độ tín nhiệm đối với người tiêu dùng. Là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo ra sự cạnh tranh, là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp giai đoạn

2019-2021 có dấu hiệu giảm nghiêm trọng với tỷ lệ giảm rất lớn. Năm 2019 EBIT của doanh nghiệp là 814.778 triệu đồng đến năm 2021 là 129.342 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô lợi nhuận khi khơng xét đến các yếu tố hình thành của doanh nghiệp là giảm đi, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế (NP) của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm.

Năm 2019 lợi nhuận sau thuế 611,084 triệu đồng, năm 2021 là 100,887 triệu đồng .Điều này cho thấy quy mô lợi nhuận của các chủ sở hữu trong giai đoạn này sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời thể hiện khó khăn của doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh COVID 19 diễn ra. Dẫn đế kết quả kinh doah của doah nghiệp trong năm 2021 không mấy khả quan.

=> EBIT giảm , NP giảm nhưng tốc độ giảm của EBIT lớn hơn tốc độ giảm của NP cho thấy chi phí của doanh nghiệp trong năm 2021 cũng nhưng tốc độ giảm của chi phí nhỏ hơn tốc độ giảm của tổng luân chuyển thuần nên ta thấy doanh nghiệp đang kiểm sốt được việc sử dụng chi phí tương đối hiệu quả.

Dòng tiền thuần (NC) của doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Dòng

tiền thuần năm 2019 là -961.207 nghìn đồng, tăng lên 10.086.404 nghìn đồng vào năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần tăng chủ yếu xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty. Nhờ mức tăng vượt bậc của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (tăng 11.047.611 nghìn đồng so với năm 2019) giúp cho dịng tiền thuần của cơng ty đã biến chuyển từ dịng tiền âm thành dịng tiền dương và có xu hướng tiếp tục tăng. Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang tăng trưởng. Năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, thể hiện hoạt động kinh doanh tạo nên sự gia tăng tiền mặt cho doanh nghiệp, đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn và bền vững nhất. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cùng năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, điều này thể hiện năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển. Và lưu chuyển

tiền từ hoạt động tài chính âm, cho thấy số tiền huy động từ các nhà cung cấp vốn giảm, tình hình này có thể do doanh nghiệp tăng được nguồn tài trợ bên trong hay nhu cầu cần tài trợ giảm trong kỳ.

2.1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của đơn vị

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn yến dương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)