Hồn thiện hoạt động repo chứng khốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG KHOÁN CH u á THÁI BÌNH DƯƠNG ( APECS) (Trang 90 - 92)

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN APEC

3.2.2 Hồn thiện hoạt động repo chứng khốn

Rủi ro có thể xẩy ra với hoạt động repo như sau:

● Nhà đầu tư sẽ khơng mua lại các chứng khốn như cam kết.

● Cơng ty chứng khốn đối mặt với rủi ro từ khách hàng, mất thanh khoản.

● Rủi ro Repo đến từ khủng hoảng kinh tế: Repo là một hoạt động rất nhạy cảm và rủi ro của nó khơng chỉ phụ thuộc vào “sức khoẻ” của các doanh nghiệp trong nước, khả năng tài chính của nhà đầu tư hay trình độ quản lý của cơ quan có thẩm quyền, mà nó bị tác động rất lớn từ tình hình kinh tế thế giới

● Việc thực hiện repo để đầu tư chứng khoán cũng giống như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư tận dụng nguồn vốn của các cơng ty chứng khốn để repo cổ phiếu rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến giá bị đẩy lên, một khi các nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng lớn sẽ tạo cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu tăng cao mà không phải là sự tăng trưởng thực của các doanh nghiệp.

● Chính điều này tạo điều kiện cho một số nhà đầu cơ lợi dụng để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay được từ repo chứng khoán để rồi lại tiếp tục mua cổ phiếu để “lướt sóng” khiến giá thị trường cổ phiếu bị đẩy lên, dẫn đến việc tăng giá ảo chứ không phải giá cổ phiếu tăng do sự tăng trưởng thực sự của doanh nghiệp. Dưới góc độ này, chính nghiệp vụ repo đã góp phần làm tăng ảo giá cổ phiếu.

Chứng khoán sẽ mất giá nếu thị trường diễn biến ảm đạm. Nhà đầu tư có thể sẽ khơng mua lại chứng khốn như đã cam kết. Khi đó, cơng ty chứng khốn phải ơm ln chứng khốn bị mất giá. Để thu hồi vốn, họ buộc phải thanh lý những chứng khốn cầm cố. Cơng ty chứng khoán sẽ phải đối mặt với những rủi ro từ khách hàng. Đa số nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam đều thiếu tiềm lực tài chính, nên khi gặp diễn biến bất lợi, họ tháo bán cổ phiếu để cắt lỗ.

khách hàng và đối tác.Các khoản cho vay này có thể xuất hiện dưới hình thức tiền mặt hoặc chứng khốn (bao gồm cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn).

Việc giá trị chứng khốn giảm mạnh trong q trình repo sẽ khiến cho cơng ty chịu phải những tổn thất tín dụng khơng nhỏ. Để tránh rủi ro này, cơng ty cần áp dụng những giải pháp sau:

➔ Thứ nhất, cần u cầu tỷ lệ an tồn cao: Điều này có ý nghĩa là bên cho vay chỉ cho vay thấp hơn giá trị thị trường của khoản vay. Phần chiết khấu giá trị chứng khoán đảm bảo được gọi là biên độ an toàn, nhằm tạo ra vùng đệm cho bên cho vay. Thông thường tỷ lệ chiết khấu đối với trái phiếu chính phủ là thấp chỉ trong khoảng từ 1%-2%.Tỷ lệ này sẽ cao hơn so với trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt là các loại trái phiếu hình thành từ nghiệp vụ chứng khốn hóa danh mục cho vay bất động sản.

➔ Thứ hai, yêu cầu thêm tài sản bảo đảm: cần thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường trên cơ sở hàng ngày. Trong trường hợp hạn mức cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị khoản vay hiện tại thì sẽ yêu cầu bên đi vay cung cấp thêm tài sản bảo đảm.

➔ Thứ ba, cần giảm mức cho vay khi thực hiện đánh giá lại hạn mức cho vay được tính tốn lại thì khách hàng phải trả một phần khoản vay để đưa rủi ro về trong hạn mức mới.

Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro từ khách hàng cơng ty cũng có thể đưa ra những tiêu chí sàng lọc đối tượng. Cơng ty chỉ áp dụng repo cho những khách hàng có năng lực tài chính tốt, khơng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, phải là khách hàng quen biết với cơng ty (có mở tài khoản chứng khốn tại cơng ty) và có thiện chí hợp tác. Ngồi ra cần liên kết với Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ công ty trong việc đánh giá năng lực tài chính và năng lực quản lý của nhà đầu tư.

Cần xây dựng quy trình repo hồn thiện trong đó xác định rõ các mức cảnh báo, xử lý các chứng khoán repo khi diễn biến thị trường thay đổi để cơng ty có thể ngăn chặn kịp thời các rủi ro phát sinh, đảm bảo an tồn cho nguồn vốn của cơng ty.

Ngoài việc yêu cầu chặt chẽ trong việc đánh giá khách hàng, tài sản đảm bảo, các mức cảnh báo thì trong điều kiện thị trường chứng khốn có nhiều biến động khơng tốt như hiện nay thì cần rút ngắn thời gian repo, danh mục chứng khoán nhận repo phải được lựa chọn khắt khe hơn... Đồng thời danh mục chứng khoán nhận repo cần phải thay đổi thường xuyên, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Trước khi đưa ra danh mục nhận repo cần phân tích, đánh giá và trình qua Hội đồng đầu tư phê duyệt để đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động repo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG KHOÁN CH u á THÁI BÌNH DƯƠNG ( APECS) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)