Phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP BIDV – sở GIAO DỊCH 1n (Trang 49 - 51)

3.2 Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV – SG D1

3.2.1 Phòng ngừa nợ xấu

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Trong mơ hình Ngân hàng hiện đại, Chất lượng Cán bộ QHKH đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án có hiệu quả. Để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Cán bộ QHKH phải có kỹ năng phân tích tổng thể và chi tiết các thông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn, đồng thời mỗi Cán bộ QHKH cũng cần phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay vốn. Như vậy, Cán bộ QHKH cần phải được đào tạo bài bản và tự đào tạo kỹ lưỡng và toàn diện.

Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ QHKH cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ phát sinh khi Cán bộ QHKH cố tình làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những khoản bồi thường từ khách hàng.

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng

Thực tế cho thấy, hoạt động của ngân hàng dựa trên cở chính sách tín dụng, nhất quán hợp lý có hiệu quả hơn là dựa vào kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân lãnh đạo. Một chinh sách cho vay không đồng bộ, thiếu tính thống nhất có thể là ngun nhân tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTMCP đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá

khách hàng, tìm cách lách rào kiểm sốt, thơng tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để tránh tổn thất cho ngân hàng.

- Sử dụng hệ thống công cụ phái sinh

Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế nợ xấu phát sinh, giảm chi phí hoạt đơng, tăng thu nhập cho ngân hàng. Cơng cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ hoặc được bắt nguồn từ các cơng cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận. Thị trường Phái sinh có thể giúp doanh nghiệp cũng như ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, nhưng nhìn chung có 4 cơng cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi.

Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Hợp đồng kỳ hạn cho phép các bên mua bán với mức giá tương lai, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền chọn mua, quyền chọn bán một mặt hàng với mức giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi là thoả thuận về trao đổi lãi suất hoặc tiền tệ, thông thường là thanh toán tiền lãi. Hai bên sẽ trao đổi lãi của một đồng tiền sang lãi của tiền khác. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung, được kết hợp trực tiếp giữa hai NH, hoặc giữa NH với khách hàng

Các NHTM, việc áp dụng các cơng cụ phái sinh cịn rất hạn chế, đặc biệt ở các NHTMQD, trong khi khối NH này có lợi thế hơn vì quy mơ hoạt động

và vốn. Hoạt động phịng ngừa rủi ro thơng qua các cơng cụ phái sinh chỉ có thể được tiến hành một cách sơi động khi có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng về nhu cầu. NH đóng vai trị trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường

- Đổi mới công nghệ ngân hàng

Việc đổi mới công nghệ không những đưa ra được những sản phẩm mới, nhiều tiện ích trên cùng một sản phẩm mà cịn tạo điều kiện cho cơng tác quản lý điều hành theo phương pháp hiện đại như hoạt động, kinh doanh phân tán nhưng quản trị điều hành tập trung tại Trụ sở chính, cho phép Trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được nghiên cứu, tìm kiếm nhằm mua những chương trình phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP BIDV – sở GIAO DỊCH 1n (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)