Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần vận tải biển đức thịnh (Trang 86 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

Cổ phần Vận tải Biển Đức Thịnh giai đoạn 2020-2021

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong nửa đầu năm 2021, trước điều kiện kinh doanh không mấy thuận lợi, CTCP Vận tải biển Đức Thịnh đã thực hiện triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như sự chỉ đọa sát sao của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên giúp hoàn thành xuất sắc các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Kết thúc năm 2021, công ty đã tăng trưởng dương sau thời kỳ tăng trưởng âm, cụ thể LNST của cơng ty đạt 633,888 nghìn đồng với tốc độ tăng 135.97%; Tổng luân chuyển thuần tăng 8,076,891 nghìn đồng với tốc độ tăng 9.83% trong đó doanh thu thuần tăng 8,090,260 nghìn đồng với tốc độ tăng 9.87%, doanh thu tài chính tăng 20,474 nghìn đồng với tốc độ tăng 40.64%. Trong năm, DN đã đầu tư, nâng cấp thêm TSCĐ (tăng 1,281,283 nghìn đồng với tốc độ tăng 24.04%), các khoản phải thu ngắn hạn của cơng ty giảm 4,333,303 nghìn đồng với tốc độ giảm 17.24%. Cho thấy DN đã thắt chặt các khoản phải thu của mình, giảm rủi ro các khoản phải thu khó địi khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Về phần nguồn vốn thì trong năm 2021, vốn chủ sở hữu tăng 1,057,101 nghìn đồng với tốc độ tăng 40.83% và nợ phải trả giảm 3,591,809 nghìn đồng với tốc độ giảm 10.85%, cho thấy mức độ độc lập tài chính của DN đang tăng lên, giảm bớt các nguy cơ rủi ro tài chính, giảm áp lực trả nợ, …

Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, trong giai đoạn 2020-2021 công ty đã đạt được một số kết quả sau: Số vòng thu hồi nợ tăng nhẹ 0.2826 vòng với tốc độ tăng 7.77%, đồng thời kỳ thu hồi nợ giảm 7.13 ngày với tốc độ giảm 7.21%, cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu năm 2021 đã tốt hơn so với năm 2020. Các chỉ tiêu về hiệu suất vốn nhìn chung giảm nhưng giảm khơng đáng kể, tương đương với năm ngối; cụ thể: Hiệu suất sử dụng VKD

giảm 0.01 lần với tốc độ giảm rất thấp chỉ 0.38%; Hiệu suất sử dụng VCĐ cũng vậy (giảm 0.2156 lần với tốc độ giảm 1.41%); Số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ giảm rất ít, gần như tương đồng với năm 2020 (với tốc độ tăng giảm chỉ 0.16%).

Về các chỉ tiêu sinh lời của vốn kinh doanh, giai đoạn 2020-2021 nhìn chung đều tăng do LNST của công ty đã tăng trưởng dương. Cụ thể: hệ số sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh (BEP) tăng 0.0743 lần với tốc độ tăng lớn 143.45%; hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) tăng 0.0749 lần với tốc độ tăng 132.63%; hệ số sinh lời của VCSH (ROE) tăng 0.6956 lần với tốc độ tăng 141.31%.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Thứ nhất, cấu trúc nguồn vốn của công ty cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro do cơng ty đang tăng cường huy động từ nợ phải trả, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, cụ thể nợ ngắn hạn chiếm 90% cơ cấu nợ phải trả. Điều này cho thấy DN cịn phụ thuộc tài chính vào bên thứ 3, tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giảm 0.01 lần với

tốc độ giảm 0.38% so với năm 2020. Cụ thể, hệ số đầu tư ngắn hạn giảm làm

cho HSKD giảm 0.0059 lần, số vòng quay vốn lưu động giảm làm cho HSKD

giảm 0.0041 lần.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2021 giảm 0.2156 lần với tốc

độ giảm 1.41%. Cụ thể, tài sản dài hạn bình quân tăng làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 1.5708 lần còn doanh thu thuần tăng làm cho HSCĐ tăng 1.3552 lần.

Thứ tư, số vòng luân chuyển vốn lưu động 0.005 vòng với tốc độ giảm

SVLĐ giảm 0.2889 vòng. Còn kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 0.178 ngày với tốc độ tăng 0.16%, nguyên nhân là do vốn lưu động bình quân tăng làm cho KLĐ tăng 11.3287 ngày.

Thứ năm, mặc dù các chỉ tiêu sinh lời đều dương nhưng hầu như rất nhỏ

so với các đối thủ cùng ngành. Cụ thể, năm 2021, BEP là 0.0225 lần, ROA là 0.0184 lần, ROE là 0.2033 lần. Doanh nghiệp trong năm đã giảm quy mô nguồn vốn đồng thời tăng mức độ an tồn về tự chủ tài chính, đồng thời hiệu quả của dòng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vẫn chưa được cao.

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

Năm 2021 là một chặng đường gian nan với toàn nhân loại khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, người dân một số nơi vẫn phải ở nhà, các hoạt động xã hội đều bị giảm thiểu tối đa. Nền kinh tế thế giới cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sản xuất và giao thương đình trệ, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh do nạn thất nghiệp leo thang. Nhiều quốc gia trên thế giới lần đầu tiên quay trở về mức tăng trưởng âm sau hơn một thập kỉ phát triển mạnh mẽ.

Cảng Diêm Điền tại Thâm Quyến, trung tâm thương mại phía Nam của Trung Quốc, đã ngừng tiếp nhận mới các container xuất khẩu vào tháng 5/2021 sau một vụ lây nhiễm COVID-19 cục bộ liên quan đến công nhân cảng. Điều này đã khiến hoạt động thương mại đình trệ tại một trong những điểm quan trọng của mạng lưới vận tải biển toàn cầu vốn đang căng thẳng.

Nhược điểm lớn nhất của vận tải biển là phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện tự nhiên quá lớn. Thời tiết trên biển thay đổi liên tục, khơng ổn định, có những lúc mưa bão thất thường, ập đến bất ngờ khiến tàu hàng bị đe dọa. Nhiều lúc, các hiện tượng tự nhiên đó làm thay đổi chuyển đi, trì hỗn lịch trình dài ngày. Động cơ của phương tiện vận tải biển cũng là vấn đề quan trọng, khi động cơ bị hỏng hóc sẽ khó khăn trong việc xử lý và hàng hóa trên tàu sẽ khó bảo quản.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, CTCP Vận tải biển Đức Thịnh có quy mơ vốn nhỏ, chất lượng

dịch vụ còn hạn chế nên đặc điểm hoạt động chủ yếu vẫn là huy động vốn từ nợ phải trả.

Thứ hai, cơng ty cịn chưa quyết liệt trong việc quản trị doanh thu và chi

phí. Cho thấy cơng tác quản trị doanh thu và chi phí của chính cơng ty chưa thực sự tối ưu.

Thứ ba, công tác phân tích và dự báo tình hình tài chính chưa thực sự

mang lại hiệu quả cao. Cơng ty chưa có phịng phân tích tài chính riêng biệt và cũng chưa tiếp cận khách hàng qua internet, tiếp thị từ xa…

Thứ tư, cơng ty vẫn cịn hạn chế về năng lực tài chính cũng như khả năng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đã đi vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty cổ phần Vận tải biển Đức Thịnh giai đoạn 2020 - 2021. Qua phân tích số liệu, ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty gần như tương đương với năm trước, các chỉ tiêu khả năng sinh lời có xu hướng tăng, 1 số hạn chế khác và nguyên nhân tồn tại. Trên cơ sở đó, chương 3 tiến hành đưa ra các giải pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN ĐỨC

THỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần vận tải biển đức thịnh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)