Khái quát về Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh bắc hải dương (Trang 30 - 31)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế Bank for Investerment and Development for Vietnam, tên gọi tắt là BIDV) được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đến nay, BIDV đã cơ hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, đó là chặng đường đầy gian nan và thử thách. Ngân hàng BIDV góp phần hồi phục kinh tế cho đất nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ngày 24 tháng 6 năm 1981, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259-CP của hội đồng Chính phủ. Việc ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu phát triển rộng rãi.

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401-CP theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện lối mới của Nhà nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chết thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng c chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Ngày 1 tháng 1 năm 1995, đây là mốc đánh dấu cơ bản của BIDV khi được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại. BIDV chủ động sáng tạo đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngồi ra, BIDV cịn huy động dược vốn nước ngồi.

Ngày 30 tháng 6 năm 2014, BIDV đã đạt quy mô hoạt đông vào loại khá với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động tăng gấp 10 lần so với năm 1995. BIDV đã và đang nâng cao được uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. BIDV đã nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3200 tỷ đồng triasi phiếu, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.

Hoạt động chính trong kinh doanh của ngân hàng: Hoạt động tín dụng: cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp; Hoạt động đầu tư: được đẩy mạnh làm đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế, Hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm: như thẻ thanh tốn, dịch vụ chuyển tiền...

Nguồn lao động: Năm 2014, tồn hệ thống có 11.585 người trong đó hội sở chính 726 người, tuổi đời bình qn là 33, có trên 56% cán bộ dưới 30 tuổi, cán bộ có trình đơ Đại học và trên Đại học đạt trên 85%, có bằng B tiếng Anh trở lên chiếm 71%.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh bắc hải dương (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)