Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng BID

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh bắc hải dương (Trang 61 - 65)

BIDV chi nhánh Bắc Hải Dương

3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng

Mặc dù, hiện nay tại Việt Nam, Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hải Dương là một trong những ngân hàng có vốn lớn nhất tuy nhiên quy mơ này cịn nhỏ so với các ngân hàng tầm trong địa bàn hoạt động. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu trở thành một định chế tài chính hàng đầu của khu cực vào năm 2016-2020 thì Nân hàng cần phải nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của mình. Trước tiên, Ngân hàng cần phải mở rộng quy mơ vốn chủ sở hữu vì vốn chủ thấp sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần tăng cường tiềm lực tài chính bằng cách chủ động thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, mời họ tham gia để

tăng vốn hoạt động, thực hiện chuyển giao công nghệ theo hướng Ngân hàng thương mại hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường quốc tế.

3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng

Như đã phân tích ở trên, chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua giảm sút là do danh mục tín dụng của Ngân hàng chưa tốt. Cụ thể hơn là các khoản tín dụng trong thời gian qua có một số lượng khơng nhỏ là do tác động cả trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các bộ do vậy mà quy trình thẩm định phân tích được tiến hành cịn hời hợt. Chính vì vậy, Ngân hàng cần tiến hành nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, đảm bảo đủ quy trình tín dụng u cầu. Quan trọng hơn cả để có thể phân tích tín dụng tốt, Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến nội dung phân tích tín dụng sao cho thật đầy đủ.

Nội dung phân tích tín dụng cần phải ln đảm bảo đầy đủ ba nội dung sau

Phân tích khách hàng

Phân tích khách hàng là khâu đầu tiên trong phân tích tín dụng nhưng cũng hết sức quan trọng. Trong khâu này nhà phân tích phải làm sáng tỏ được năng lực pháp lý của khách hàng, khả năng quản trị và đặc biệt là năng lực tài chính của khách hàng. Ngân hàng tiến hành đánh gía năng lực tài chính của khách hàng bằng cách phân tích các chỉ tiêu tài chính của khách hàng.

Phân tích phương án vay vốn/ dự án đầu tư.

Đối với phương án vay vốn, Ngân hàng cần đánh giá xem phương án có khả thi hay khơng, có những rủi ro gì khi thực hiện, dự án có hiệu quả hay khơng và có khả năng trả nợ hay khơng.

Đối với dự án đầu tư, Ngân hàng cần tiến hành phân tích chi tiết các nội dung sau:

+Thẩm định sự cần thiết của dự án,

+Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu +Thẩm định nguồn vốn đầu tư và phương án nguồn vốn +Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án +Thẩm định độ nhạy của dự án

Phân tích các đảm bảo tín dụng: bảo đảm tín dụng là tấm lá chắn cuối cùng trong trường hợp khách hàng khơng trả được nợ, vì vậy việc phân tích các đảm bảo tín dụng sẽ hạn chế được khả năng ngân hàng mất hoàn toàn vốn.

Ngoài việc chú trọng đến những nội dung phân tích, Ngân hàng cũng cần thiết lập hệ thống các yếu tố cơ bản để phân tích, đánh gía khách hàng. Bằng cách này, Ngân hàng sẽ xây dựng được một hệ thống yếu tố chung để áp dụng vào hoạt động phân tích tín dụng trên quy mơ tồn ngân hàng một cách đồng loạt thống nhất và khoa học.

Việc nâng cao chất lượng phân tích là một giải pháp mang tính phịng ngừa nợ xấu ngay từ đầu, ngay từ khi phát sinh các khoản tín dụng.Bởi lẽ, đảm bảo các khoản tín dụng trước khi cho vay đều được phân tích đầy đủ theo những nội dung trên sẽ giúp Ngân hàng loại trừ những khoản tín dụng xấu, khả năng trả nợ kém, chọn lọc những khoản tín dụng tốt. Như vây, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng sẽ giảm bớt. Chất lượng tín dụng do đó cũng được cải thiện, nâng cao.

 Nâng cao chất lượng quản lý tín dụng

Nâng cao chất lượng quản lý ở đây được hiểu là việc nâng cao khả năng thanh tra, giám sát, theo dõi các khoản tín dụng. Đây là bước cần thiết thứ hai sau khi ngân hàng đã ra quyết định cho vay. Trong bước này, Ngân hàng dù đã giải ngân các dự án nhưng cần tiếp tục theo dõi hoạt động của khách hàng để trong trường hợp khách hàng có biểu hiện mất khả năng thanh tốn, định trốn nợ thì Ngân hàng sẽ có biện pháp kịp thời.

Cơ cấu lại doanh mục cho vay

Đi kèm với việc nâng cao chất lượng phân tích và quản lý tín dụng, Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương hiện nay cũng cần cơ cấu lại danh mục cho vay. Ngân hàng cần chú ý, giám sát chặt chẽ đến các doanh nghiệp nhà nước yếu kém được hưởng ưu đãi về lãi suất hoặc được cho vay tín chấp. Ngồi ra đối với các đối tượng khách Ngân hàng cũng cần rà soát lại để xem các khoản nợ xấu thường rơi vào những trường hợp nào để giúp cho việc phân tích các khoản tín dụng cấp mới.

3.2.3 Tiếp tục chuyển đổi mơ hình hướng tới khách hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, Ngân BIDV Bắc Hải Dương cần chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng hiện đại- hướng tới khách hàng. Khác với trước đây, khách hàng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn từ các ngân hàng nước ngoài cho đến những ngân hàng trong nước. Chính sự tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ như vậy sẽ giúp khách hàng có nhận thức rõ ràng hơn về chất lượng dịch vụ, sự khách nhau giữa các ngân hàng. Vì lý do đó mà các ngân hàng hiện đại cạnh tranh chủ yếu với nhau về sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng chứ không phải bằng cạnh tranh lãi suất.

Chuyển đổi mơ hình hướng tới khách hàng là giải pháp tốt nhất để Vietcombank nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Các giải pháp cụ thể để nâng cao tiếp tục chuyển đổi mơ hình hướng tới khách hàng bao gồm:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong ngân hàng sẽ tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó thu hút khách đến với ngân hàng. Mặt khác, hiện nay các ngân hàng thương mại trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài đều triển khai rất nhiều các sản phẩm tiện ích. Nếu Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương không tiếp tục phát

triển các sản phẩm mới kèm nhiều ứng dụng tiện ích khác thì Ngân hàng sẽ khơng cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

Phong cách phục vụ hướng tới khách hàng. Ngân hàng cũng là một ngành dịch vụ do đó cũng cần phải quan tến chất lượng phục vụ. Tạo lập cho các giao dịch viên cũng như các cán bộ ngân hàng một tác phong phục vụ hướng tới khách hàng sẽ giúp Ngân hàng tạo dựng hình ảnh một ngân hàng thương mại hiện đại trong mắt người dân.

Mở rộng hơn nữa mạng lưới của Ngân hàng. Mở rộng mạng lưới Ngân hàng là giải pháp giúp ngân hàng tiếp cận và đến được với nhiều người dân hơn. Bên cạnh đó việc mở rộng mạng lưới cũng sẽ tạo thuận lợi cho các khách hàng vốn có của Ngân hàng khi muốn giao dịch, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Với mơ hình hướng tới khách hàng, Ngân hàng sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng cũng như tăng nguồn thu về mảng dịch vụ. Do vậy, việc tăng nguồn thu từ mảng dịch vụ sẽ làm tăng chỉ số NNIM, từ đó làm tăng ROA của Ngân hàng. Mặt khác việc tăng nguồn thu tăng nguồn thu từ dịch vụ hiện nay cũng là xu hướng chung của tất cả các ngân hàng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh bắc hải dương (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)