Hình 2 : Quy trình sơ chế thuốc lá của công ty cổ phần Ngân Sơn
2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
2.2.1. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh tại cơng ty cổ phần Ngân Sơn năm 2008
năm 2008
Để đánh giá tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty trong năm 2008, chúng ta cần xem xét cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn dựa vào số liệu biểu 2, đồng thời trên cơ sở so sánh với năm 2007
Căn cứ vào Bảng cân đối kế tốn của cơng ty cổ phần Ngân Sơn ngày 31/12/2008 ta lập bảng phân tích về cơ cấu vốn của cơng ty cổ phần Ngân Sơn tại biểu 2.
Nhận xét khái quát:
Năm 2008, cuối năm so với đầu năm tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng từ 170.185,24 triệu đồng lên 211.305,8 triệu đồng.Số tăng tuyệt đối là 41.120,56 triệu đồng, tốc độ tăng là 24,16%.Cùng với sự tăng lên của vốn kinh doanh nói chung, hai bộ phận cấu thành là vốn cố định và vốn lưu động đều tăng, Trong đó, tỷ trọng cũng như tốc độ tăng của vốn lưu động đều lớn hơn vốn cố định.
Vốn lưu động: Thông qua số liệu của bảng trên ta có vốn lưu động
cuối năm 2008 tăng 39.750,51 triêu đồng, với tốc độ tăng là 33,65% .Sở dĩ vốn lưu động của công ty tăng thêm là do khoản mục phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng mạnh.Hàng tồn kho tăng 19.236,18 triệu đồng, tốc độ tăng là 40,3%.Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 18.168,12 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,5%.
Hàng tồn kho của công ty chiếm chủ yếu là thành phẩm và nguyên vật liệu.Nguyên liệu tồn kho tăng thêm là do công ty tăng dự trữ nguyên liệu cho vụ sản xuất năm 2009.Thêm vào đó, sự gia tăng thành phẩm cuối năm 2008 là do giá bán năm 2008 tăng, công ty chuẩn bị sẵn sản phẩm phục vụ cho năm 2009.Cuối năm 2008 công ty cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng của các công ty thuốc lá điếu, đặc biệt là các bạn hàng mới thuộc Hiệp hội thuốc lá Việt Nam.
Qua xem xét các khoản phải thu ngắn hạn của công ty ta thấy bộ phận phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, cuối năm 2008 chiếm đến 98%.Số phải thu chỉ tập trung vào các bạn hàng lớn của công ty
Thăng Long chiếm 10,47 tỷ đồng, cịn các bạn hàng khác cơng ty đều tận thu khoản này.Điều này không đáng lo ngại bởi hai công ty này đều là cổ đông của công ty.Công ty cũng thực hiện nhiều biện pháp để quản lý các khoản nợ phải thu này như lập sổ chi tiết quản lý các khoản nợ phải thu, theo dõi lịch phải thu, cử cán bộ đi thu...
Năm 2008, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty tăng thêm 2.155,6 triệu đồng là do công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn của mình nhằm trên thị trường chứng khoán nhằm thu lợi nhuận.Tuy nhiên, với sự sụt giảm của thị trường chứng khốn hiện nay, nó đặt ra cho các nhà lãnh đạo cơng ty một bài tốn khó về đầu tư.Cơng ty đã phải trích lập khoảng 50% giá trị đầu tư để dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn.
Vốn cố định:Cuối năm 2008 so với đầu năm 2008, vốn cố định tăng
lên 1.370,16 triệu đồng.Tốc độ tăng là 2,63%, nhưng sụt giảm về tỷ trọng là 5,3%.Bộ phận khiến vốn cố định tăng thêm chính là phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang do trong năm vừa qua công ty đã tăng cường đầu tư xây dựng nhà xưởng, văn phòng để phục vụ cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tương ứng với sự thay đổi của cơ cấu vốn là sự thay đổi của nguồn vốn.Quy mô nguồn vốn tăng tương ứng với quy mô của tài sản.Qua nghiên cứu thực tế kết hợp với số liệu biểu 3 rút ra những nhận xét sau về cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh năm 2008 tại công ty cổ phần Ngân Sơn.
Nhận xét khái quát: Tổng nguồn vốn cuối năm tăng .41.120,55
triệu đồng với tỷ lệ tăng 24% là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng.Cụ thể:
Đối với vốn chủ sở hữu:đầu năm 2008 là 47.414,21 triệu đồng,
chiếm 28% trong nguồn vốn của doanh nghiệp, điều này cho thấy năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp cịn thấp.Cuối năm 2008, cơng ty đã bổ sung vốn chủ sở hữu, nâng con số này lên 74.839,93 triệu đồng. Mặc dù con số bổ sung khá lớn, đạt 27.425,74 triệu đồng nhưng vốn chủ sở hữu mới chiếm 35% tổng nguồn vốn kinh doanh.Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu là vốn góp của chủ sở hữu ( chiếm 53% cuối năm
2008) do công ty phát hành thêm 880.000 cổ phiếu vào năm 2008. Mặt khác cơng ty cịn tăng vốn chủ sở hữu do được hưởng thặng dư vốn cổ phần do chênh lệch về giá cổ phiếu và tăng tỷ lệ trích lập các quỹ.
Đối với nợ phải trả :cuối năm 2008, tổng nợ phải trả tăng so với
đầu năm là 13.694,62 triệu đồng, tốc độ tăng là 11%.Trong đó, chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn cuối năm 2008 chiếm 76%, tăng lên 14.832,6 triệu đồng so với đầu năm 2008.Việc tăng nợ ngắn hạn chủ yếu do công ty tăng cường chiếm dụng vốn và tận dụng được khoản phải trả nội bộ.
Vay và nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2008 giảm 4.459,06 triệu đồng so với đầu năm 2007.Vay và nợ ngắn hạn giảm là do trong năm qua công ty đã dùng tiền mặt trả các khoản nợ vay ngắn hạn đến hạn của ngân hàng.Công ty đã đáp ứng đúng hạn nghĩa vụ thanh toán.
Cùng với vay và nợ ngắn hạn cịn có chi phí phải trả, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm.Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đã cố gắng hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
Các khoản mục cịn lại đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là khoản trả trước của người bán, tăng lên đến 3,5 lần.Điều này là do năm 2008, cung cầu về nguyên liệu thuốc lá trên thế giới và khu vực mất cân đối, cung thấp hơn cầu do vậy cơng ty có lợi thế về cả giá và khối lượng đơn đặt hàng. Khoản trả trước tiền hàng chủ yếu do khách hàng nước ngoài cung cấp.
Phải trả nội bộ tăng, trả trước của người bán tăng nên tạo cho công ty một nguồn vốn chiếm dụng khá lớn mà khơng phải trả chi phí sử dụng vốn.Đây là một điểm rất thuận lợi mà công ty nên tận dụng triệt để.
Trong nợ dài hạn, khoản phải trả nội bộ dài hạn chiếm đến 98% .Khoản phải trả nội bộ này là quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá cho vay khơng tính lãi theo quy chế số 495 của Bộ Tài Chính, cơng ty được trích lập từ 1%- 5% vào giá thành sản phẩm để hình thành và phát triển vùng nguyên liệu.Công ty đã sử dụng khoản vốn này trong dài hạn, đây là một điểm thuận lợi cuả công ty.
2.2.2. Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công