1.2 Lý luận về phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
1.2 Lý luận về phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại mại
1.2.1.1. Khái niệm.
Phân tích tài chính của Ngân hàng thương mại cũng giống với phân tích tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên có những đặc thù riêng do đặc điểm kinh doanh và vị trí của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là quá trình sử dụng các phương tiện, kỹ thuật để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá khứ và hiện
Nguyễn Đỗ Hoàng 17 Lớp CQ56/09.01
tại, dự đốn tình hình của hoạt động tín dụng trong tương lại, cung cấp thơng tin thích hợp để các chủ thể quản lý có liên quan đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng đánh giá, chức năng dự báo và chức năng điều chỉnh.
- Chức năng đánh giá: phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại phải làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng: Nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay, cơ cấu dư nợ, tình hình thu hồi nợ,...
- Chức năng dự báo: Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại giúp các chủ thể quản lý dự báo được tình hình hoạt động tín dụng, sự an toàn của nguồn vốn cho vay, dự báo sớm các dấu hiệu rủi ro của khoản vay, dự báo sự vận động của vốn trong tương lai, nhất là trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo của Ngân hàng để các chủ thể, nhất là cơ quan quản lý có những quyết định hợp lý, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, thiệt hại của Ngân hàng và các bên có liên quan, giúp Ngân hàng và các bên có liên quan ổn định kinh doanh và phát triển bền vững.
- Chức năng điều chỉnh: Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại sẽ giúp cho các chủ thể quản lý phát hiện kịp thời những yếu tố bất thường xuất hiện chưa đự báo được, đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng, đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động tài chính của Ngân hàng để giảm thiểu các thiệt hại và hướng tới các mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Mục tiêu
Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính nên rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại. Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của Ngân hàng. Mục tiêu phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại cụ thể cho từng chủ thể như sau:
- Đối với nhà quản trị: Phân tích hoạt động tín dụng nhằm cung cấp thơng tin để đánh giá quá trình quản lý trong một thời kỳ thơng qua tất cả các khía cạnh tài chính của Ngân hàng như: Tình hình huy động vốn, tình hình kinh doanh, quản
Nguyễn Đỗ Hồng 18 Lớp CQ56/09.01
trị rủi ro...; qua đó điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với thực tế của ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng cịn là cơng cụ để các nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị.
- Đối với khách hàng, người gửi tiền: phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nhằm đánh giá khả năng thanh tốn, tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro tài chính của Ngân hàng để ra quyết định gửi tiền; người vay tiền cần đánh giá tiềm lực tài chính, khả năng sinh lợi, chính sach cho vay... để ra quyết định về mức vay, thời hạn vay....
- Đối với nhà đầu tư: phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro, qua đó đưa ra quyết định đầu tư
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Do hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân nên chịu sự điều tiết lớn của chính sách, pháp luật Nhà nước. Phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại là một trong những công cụ quan trọng để cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và giám sát các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nói riêng; từ đó nghiên cứu chính sách, sử dụng các cơng cụ tài chính để điều tiết nền kinh tế thơng qua chính sách tiền tệ, vừa tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển, đồng thời thực thiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ, ổn định và phát triển kinh tế phù hợp trong mỗi thời kỳ.
- Đối với người lao động trong Ngân hàng thương mại: phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, cơ hội, triển vọng phát triển trong tương lai Ngân hàng. Qua đó giúp người lao động định hướng việc làm.