Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc kạn (Trang 70)

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh trong những năm tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu sụt giảm. Các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế khu vực EU, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng không như mong đợi. Các tháng cuối năm kinh tế tồn cầu cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi; cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, các tổ chức quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam được xem như là một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và kiên định thực hiện phương châm "quyết tâm thực hiện mục tiêu kép" và sự ủng hộ, đồng lòng, chấp hành nghiêm túc của người dân, các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã nhanh chóng được kiểm sốt; giúp khơi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho sự phục hồi kinh tế trong các tháng cuối năm 2021. Đến nay, kết quả kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được thế giới ghi nhận như một điểm sáng. Bên cạnh đó, Việt Nam đến nay ghi nhận hơn 209 triệu liều Vaccine Covid 19 đã được tiêm. GDP tính đến quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. CPI năm 2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017 - 2020. Lạm phát nhìn chung ổn định, chỉ tăng khoảng 0,8 – 0,9%. Kết quả tích cực này đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong phối hợp điều hành, nhất là giữa chính

Nguyễn Đỗ Hồng 62 Lớp CQ56/09.01

sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả,…. Với ngành ngân hàng, nhờ sự điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của NHNN, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị trường, tỷ giá giao dịch duy trì xu hướng ổn định góp phần kiểm sốt lạm phát và ổn định vĩ mơ. Giống như nhiều nền kinh tế khác, mặt bằng lãi suất của Việt Nam trong năm 2021 cũng giảm mạnh, về mức thấp trong vòng 10 năm qua khi NHNN: thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với điều chỉnh giảm lãi suất điều hành giúp giảm mặt bằng lãi suất đầu vào, tạo cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế sớm hồi phục sau dịch bệnh, và thực hiện các biện pháp thị trường mở nhằm tăng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng khiến lãi suất giảm mạnh. Và còn nhiều thành tựu nổi bật khác Việt Nam đã đạt được dù còn nhiều khó khăn, hạn chế.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn

Định hướng phát triển của ngành Ngân hàng

Giai đoạn vừa qua, làn sóng dịch bệnh COVID-19 đang dần hạ nhiệt hầu hết các địa phương tại Việt Nam. Qua đó cho thấy Ngân hàng hiện đang có vị thế khá thuận lợi trong việc chống đỡ rủi r và có hể tận dụng sự phục hồi kinh tế này để tăng trưởng trong năm 2022.

Ngân hàng nhà nước năm 2022 sẽ tập trung vào lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đó là Phục vụ và phát triển nông nghiệp, nông thôn; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu, cơng nghiệp và công nghệ cao

Cụ thể, bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và xây dựng tiếp tục là 4 lĩnh vực được các tổ chức tín dụng lựa chọn ưu tiên.

Ở chiều ngược lại, các tổ chức tín dụng có xu hướng “thắt chặt” hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như “đầu tư kinh doanh chứng khoán”, “đầu tư kinh doanh bất động sản” và “sử dụng thẻ tín dụng”.

Nguyễn Đỗ Hồng 63 Lớp CQ56/09.01

Trong năm 2022, ngành bất động sản và chứng khốn sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ ngân hàng. Thêm vào đó, thơng tư 16 chính thức có hiệu lực thắt chặt các quy định và điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng sẽ càng gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp bất động sản ở cả hai kênh huy động vốn ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Nhu cầu tín dụng duy trì tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn ngành đạt 13 – 15% năm 2022. Nhóm ngân hàng có hệ số CAR cao và có mơ hình hoạt động năng động sẽ tiếp tục được cấp mức room tín dụng cao hơn trung bình ngành.

NIM ngắn hạn đạt đỉnh tại H1.2021 và bắt đầu suy giảm nhẹ ở giai đoạn sau đó: - Nhóm ngân hàng tư nhân giảm nhẹ 0,1 – 0,2% năm 2022. Mức giảm ít hơn tại các ngân hàng tiếp tục cải thiện chi phí vốn. - Nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước duy trì như hiện tại, nhưng có thể cải thiện mạnh mẽ trong trường hợp dừng triển khai các gói hỗ trợ lãi suất.

Nợ xấu và nợ tái cơ cấu phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch bệnh. Trong kịch bản cơ sở, Công ty Chứng khốn VCBS dự báo tỷ lệ nợ xấu tồn ngành tăng lên khi nợ tái cơ cấu tới thời hạn trả, tỷ lệ nợ tái cơ cấu sẽ giảm nhanh kể từ Q4.2021. Tuy nhiên, các ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ khơng phải chịu nhiều áp lực về trích lập.

Dự báo LNTT tồn ngành ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Tuy nhiên sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt với tiềm năng thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân tiếp tục hạ được chi phí vốn. Các ngân hàng có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 20% bao gồm: BID, MBB, TCB, ACB, TPB, MSB.

Lợi nhuận của cổ phiếu các ngân hàng khơng cịn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh và đồng đều như giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đồng thời, mức định giá của cổ phiếu các ngân hàng đã cao hơn trung bình q khứ.

Do đó, theo Cơng ty Chứng khốn VCBS, giá cổ phiếu của các ngân hàng năm 2022 kỳ vọng có sự phân hóa mạnh theo tốc độ tăng trưởng và các câu chuyện riêng.

Nguyễn Đỗ Hoàng 64 Lớp CQ56/09.01

Định hướng phát triển của VietinBank

Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, đóng vai trị trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận, VietinBank tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện Mơi trường Xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch hằng năm, VietinBank luôn tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận bền vững và triển khai nguồn lực có trách nhiệm, trong đó thực thi các kế hoạch, biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động, phát triển các giải pháp tài chính tồn diện và lồng ghép các nội dung hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế - xã hội như bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng tín dụng xanh và chống biến đổi khí hậu.

VietinBank phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng, triển khai các hành động, chính sách hỗ trợ q trình chuyển đổi nền kinh tế và các giải pháp bền vững về môi trường – xã hội, đặc biệt gắn với diễn biến đại dịch COVID- 19; trong bối cảnh đất nước chuyển sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, VietinBank luôn tiên phong, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ổn định và tiếp tục phát triển. VietinBank không ngừng nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, gắn tăng trưởng VietinBank với các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia và tăng khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính một cách an tồn, thuận tiện cho mọi thành phần của nền kinh tế… tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân

Định hướng phát triển của VietinBank chi nhánh Bắc Kạn

VietinBank Bắc Kạn xác định chiến lược dẫn đầu trong việc ứng dụng công

nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ hiện đại trong nghiệp vụ ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mơ hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước.

Nguyễn Đỗ Hoàng 65 Lớp CQ56/09.01

- Định hướng phát triển huy động vốn: ở rộng các hình thức huy động vốn:

Mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư, các TCKT, các TCTD, các tổ chức tôn giáo , các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, Tăng thêm chất lượng của NVHĐ bằng việc tăng cường thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn, đặc biệt là nguồn vốn của dân, các khoản đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài. Xây dựng kế hoạch cân đối nguồn huy động giữa trung dài hạn với không kỳ hạn và ngắn hạn. Đảm bảo ổn định nguồn vốn kinh doanh nhưng cũng giảm thấp lãi suất đầu vào, tạo chênh lệch đầu ra- đầu vào có lợi cho tài chính. Ngồi việc mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế, ngân hàng cần chú trọng tăng cường mối quan hệ với dân cư để thu hút thêm nguồn vốn nhà rỗi trong dân chúng, hay lực lượng lao động, học tập cơng tác ở nước ngồi qua dịch vụ chuyển tiền kiểu hối ( chuyển tiền từ nước ngồi về) để có thêm nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Định hướng phát triển hoạt động cho vay: mang tới khách hàng những

sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ. Tăng cường năng lực tài chính, tăng cường năng lực quản trị, tăng cường hiệu quả, tăng giá trị cổ đông và tiến tới ngân hàng “Top ten” tại Việt Nam, đồng thời tăng cơ sở khách hàng, hướng tới sự phát triển lâu dài và ổn định. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có nền tảng hoạt động bền vững, luôn kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đơng đạt được mơ ước về cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu phát triển huy động vốn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam cần đẩy mạnh và khai thác nguồn vốn huy động từ những nguồn mà ngân hàng đã khai thác thường xuyên qua những năm hoạt động. VietinBank Bắc Kạn phải tiếp tục cải tiến cơng tác thanh tốn qua ngân hàng để tăng số lượng khách hàng có nhu cầu thanh tốn đến với ngân hàng. Do đó sẽ làm tăng lượng tiền ký

Nguyễn Đỗ Hoàng 66 Lớp CQ56/09.01

gửi. Ngân hàng phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào q trình thanh tốn, qua đó đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, giảm bớt chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ các thanh tốn viên giúp họ có thể xử lý nhanh chóng quy trình thanh tốn cũng như các sai lầm phát sinh, hạn chế bớt thời gian chết trong hoạt động thanh tốn cho khách hàng. Qua đó tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Các thủ tục trong q trình thanh tốn phải gọn nhẹ, chính xác và khoa học, giúp cho khách hàng có thể thanh tốn một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Bên cạnh đó, VietinBank Bắc Kạn phải thường xuyên tuyên truyền và quảng cáo nhằm giúp cho dân chúng thấy được lợi ích của việc gửi tiền tiết kiệm, quyền lợi họ nhận được khi đầu tư gửi tiền vào ngân hàng Tiên phong, đồng thời luôn luôn chú ý và coi trọng việc xây dựng mối quan hệ và uy tín giữa ngân hàng với khách hàng, tạo lòng tin trong dân chúng.

Huy động vốn và sử dụng vốn là công việc chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì phải cân đối được hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo sự chủ động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất. Nguồn vốn huy động chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được sử dụng đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác huy động vốn. Đồng thời, việc sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng mở rộng thực hiện huy động. Về mặt kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng trang trải chi phí cho những nguồn vốn huy động và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, ngồi ra cịn tạo cơ sở để ngân hàng áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau này. Hơn nữa việc sử dụng vốn có hiệu quả cịn thúc đẩy sự phát triển trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hang của mình.

Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao thì ngân hàng phải có một số lượng khách đủ lớn giao dịch với mình. Do đó việc thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm mà mình cung ứng là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động ngân

Nguyễn Đỗ Hoàng 67 Lớp CQ56/09.01

hàng. Muốn vậy ngân hàng phải thực hiện tốt công tác Marketing. Hiện nay các sản phẩm ngân hàng chưa được quảng cáo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm dịch vụ mới thì hầu như chưa được quảng cáo, hướng dẫn, giới thiệu, thông tin cần thiết không được cung cấp đến dân chúng khiến cho họ có tâm lý e ngại khi có nhu cầu cần tìm đến một ngân hàng để giao dịch, đặc biệt các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, ngân hàng cần phải phối hợp với các ngành phát thanh, truyền hình, báo chí để xây dựng hình ảnh của mình trong lịng cơng chúng, truyền tải các thông tin cần thiết và thu hút dân chúng trở thành khách hàng trung thành. Để thực hiện thành cơng Marketing ngân hàng, ngồi bộ phận chuyên trách thì tất cả nhân viên cũng như ban lãnh đạo đều phải tham gia vào cơng tác Marketing, coi đó là cơng tác trọng tâm trong hoạt động ngân hàng. Tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên giao dịch tại quầy cần được nâng cao, vì họ chính là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng, là hình ảnh đại diện của ngân hàng trong mắt khách hàng.

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ đẩy mạnh việc thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời kích thích các khách hàng vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại VietinBank Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc kạn (Trang 70)