Nội dung phân tích hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc kạn (Trang 27 - 34)

1.2 Lý luận về phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động tín dụng của NHTM

1.2.2.1. Nội dung phân tích hoạt động huy động vốn của NHTM

Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong tổng nguồn vốn của TCTD. Tình hình nguồn vốn huy động phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh

Nguyễn Đỗ Hoàng 19 Lớp CQ56/09.01

chủ yếu của TCTD là hoạt động huy động vốn. Vì vậy, phân tích nguồn vốn huy động là nội dung quan trọng khi xem xét tình hình nguồn vốn của TCTD.

Phân tích tình hình nguồn vốn huy động nhằm xem xét quy mô, cơ cấu, sự biến động và chất lượng nguồn vốn huy động. Qua đó đánh giá hoạt động huy động vốn của TCTD – một mảng hoạt động quan trọng, tạo ra nguyên liệu đầu vào cho TCTD.

Phân tích tình hình nguồn vốn huy động sử dụng các chỉ tiêu sau:

1) Các khoản mục nguồn vốn thuộc phần Nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán, trừ mục “Các khoản nợ khác”.

2) Tỉ trọng nguồn vốn huy động loại i trong tổng nguồn vốn huy động 𝑇ỉ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 h𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑖 =Quy mô nguồn vốn huy động i

Tổng nguồn vốn huy động x 100

Trong đó, “Tổng nguồn vốn huy động”: lấy số liệu “Nợ phải trả” trên Bảng cân đối kế toán trừ mục “Các khoản nợ khác”

Có nhiều tiêu thức phân loại nguồn vốn huy động:

- Phân loại theo hình thức huy động: nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay - phân loại theo thị trường huy động: nguồn vốn huy động ở thị trường 1 (huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế) và nguồn vốn huy động ở thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).

- Phân loại theo kỳ hạn huy động: nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn hạn và có kỳ hạn dài hạn.

- Phân loại theo chủ thể gửi tiền và cho vay: nguồn vốn huy động từ các TCTD khác, từ chính phủ, ngân hàng Nhà nước, từ dân cư,…. Đây là cách phân loại trình bày trên Bảng cân đối kế toán.

Việc phân loại vốn huy động theo nhiều tiêu thức khác nhau có ý nghĩa quan trọng đối với sự gia tăng nguồn vốn, sự tăng trưởng lợi nhuận và đảm bảo nhu cầu thanh khoản của TCTD. Chẳng hạn, một TCTD có tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn càng lớn thì TCTD đó có nhu cầu thanh khoản lớn và do đó càng phải quan tâm đến việc rút ngân quỹ hoặc những yêu cầu vay tiền đột xuất của khách hàng.

Nguyễn Đỗ Hoàng 20 Lớp CQ56/09.01

Ngược lại, một TCTD có tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn lớn, Ngân hàng sẽ phải trả chi phí cao cho nguồn vốn huy động. Nếu khơng tìm được đầu ra thích hợp có thể khiến lợi nhuận ngân hàng giảm sút. Do đó, thơng qua cơ cấu nguồn vốn huy động, phản ánh mặt “mạnh” và “yếu” của ngân hàng trong công tác huy động vốn

3) Số vòng quay nguồn vốn huy động Số vòng quay nguồn

vốn huy động =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔

Trong đó: đối với NHTM, “Doanh số chi trả nguốn vốn huy động trong kỳ”

lấy tổng phát sinh Nợ trong kỳ của các tài khoản 40- các khoản Nợ Chính phủ và NHNN; 41- các khoản Nợ các tổ chức tín dụng khác; 42- tiền gửi của khách hàng; 43- Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá.

“Số dư bình qn nguồn vốn huy động” được tính bằng phương pháp bình

qn số học của nguồn vốn huy động ở các thời điểm trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ vốn huy động của TCTD quay được bao nhiêu vòng.

4) Thời hạn bình quân của nguồn vốn huy động Thời hạn bình

quân của nguồn vốn huy động

= 𝑆ố 𝑑ư 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔∗ 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ô 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

“Thời hạn bình quân của nguồn vốn huy động” cho biết thời gian cần thiết

để nguồn vốn huy động quay được 1 vòng.

Chỉ tiêu 3) và 4) cho biết tốc độ luân chuyển của nguồn vốn huy động, giúp nhà

quản trị TCTD xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý và xác định nhu cầu thanh khoản cần thiết.

5) Tỉ lệ biến động của nguồn tiền gửi Tỉ lệ biến động của

nguồn tiền gửi =

Độ lệch chuẩn của

Nguyễn Đỗ Hoàng 21 Lớp CQ56/09.01

Số dư tiền gửi bình quân trong kỳ

Trong đó, độ lệch chuẩn của nguồn tiền gửi được xác định như sau:

DL =√∑𝑛 (Dt − 𝐷)2/𝑛 𝑡=1

(n: số ngày trong kỳ; D: Số dư tiền gửi bình quân trong kỳ; Dt: Số dư tiền gửi tại thời điểm t)

Chỉ tiêu “Tỉ lệ biến động của nguồn tiền gửi” chỉ sự biến động của số dư tiền gửi tại các thời điểm so với số dư tiền gửi bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số dư tiền gửi biến động càng nhiều và ngược lại. Chỉ tiêu này có ý nghĩa lớn trong việc xác định lượng tiền dự trữ để đảm bảo lượng tiền gửi bị rút khỏi TCTD trong kỳ.

6) Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động

Trong đó: 𝐿𝑆ℎđ Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động Di: số dư bình quân của nguồn vốn huy động i trong kỳ 𝐿𝑆hđ𝑖: Lãi suất huy động bình quân của nguồn vốn i trong kỳ ∑𝑛 𝑖=1 𝐷𝑖 : tổng nguồn vốn huy động trong kỳ

tti: tỉ trọng nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu “Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động” phản ánh giá cả hay chi phí phải trả bình qn cho nguồn vốn huy động. Khoản chi này càng thấp càng tạo cơ hội tang mức chênh lệch lãi suất cho ngân hàng, tuy nhiên có thể làm giảm khả năng cạnh tranh về huy động vốn của TCTD với các TCTD khác.

Phân tích tình hình vốn huy động sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa cuối kỳ với đầu năm, kỳ phân tích với kỳ gốc và giá trị chỉ tiêu của ngân

Nguyễn Đỗ Hoàng 22 Lớp CQ56/09.01

hàng với giá trị trung bình ngành. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu: Số vịng quay nguồn vốn huy động, Thời hạn bình qn nguồn vốn huy động và Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động.

Ví dụ, sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động”:

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu nguồn vốn huy động: ∆𝐿𝑆ℎđ𝑖(𝑡𝑡𝑖) = ∑𝑛 𝑖=1(𝑡𝑡1𝑖 - 𝑡𝑡0𝑖) ∗ 𝐿𝑆ℎđ0𝑖

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi suất từng nguồn vốn huy động:

1.2.2.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay của NHTM

1) Dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay được hiểu là một chỉ tiêu biểu hiện số dư nợ của ngân hang tại một thời điểm xác định bất kỳ. Đây là khoản nợ mà ngân hàng cần thu hồi về theo thời điểm xác định hay nói cách khác là số dư nợ cần thu về sau khi hết thời hạn hợp đồng với khách hàng. Dư nợ cho vay được tính bằng tổng số tiền cho vay + lãi suất trong suốt kỳ hạn cho vay.

Tỷ lệ tăng trưởng cho vay: Tỷ lệ tăng

trưởng dư nợ cho vay

=

Dư nợ cho vay năm sau – dư nợ cho vay năm trước

x 100% Dư nợ cho vay năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giúp so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ngày càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

Nguyễn Đỗ Hồng 23 Lớp CQ56/09.01

2) Cơ cấu cho vay:

% Dư nợ loại i = Dư nợ loại i 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ từng loại hình cho vay, đánh giá mức độ đóng góp vào dịch vụ cho vay của ngân hàng

Cơ cấu dư nợ cho vay có thể tính theo thời gian, thị phần cho vay. 3) Tỷ lệ dư nợ cho vay/tài sản

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại có ý nghĩa là: xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản Ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và tác động đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản quá cao dẫn đến nguy cơ xảy ra nợ xấu và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm chất lượng tín dụng. Với mức gia tăng hợp lý của tỷ lệ cho vay sẽ làm tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng, kiểm sốt được nợ xấu, làm tăng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Nguyễn Đỗ Hoàng 24 Lớp CQ56/09.01

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển đất nước địi hỏi các ngân hàng cần hồn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Chương 1 của Luận văn đã nêu khái quát lý luận cơ bản về tín dụng và phân tích hoạt động tín dụng của các NHTM. Đây là nghiệp vụ đóng góp một phần khơng nhỏ trong lợi nhuận của các ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển các dịch vụ sản phẩm ngân hàng khác

Việc phân tích hoạt động tín dụng khơng chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà cịn có tác dụng trực tiếp trong việc giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn, góp phàn kích thích tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tiến trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Những lý luận cơ bản của chương 1 là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Kạn ở Chương 2 dưới đây.

Nguyễn Đỗ Hoàng 25 Lớp CQ56/09.01

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc kạn (Trang 27 - 34)