Phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà (Trang 29 - 34)

6. Kết cấu của đề tài

1.2. Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.3.2. Phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh 23 Lớp: CQ56/09.02

Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế tại khu vực đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Doanh số cho vay còn phụ thuộc vào quy mơ, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kì kinh tế và mơi trường pháp lý.

So sánh giữa doanh số cho vay giữa các năm để thấy xu hướng hoạt động cho vay trong từng thời kì. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thể hiện ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay chưa có hiệu quả.

 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ của ngân hàng trong một thời kì. Chỉ tiêu này được so sánh qua các năm để thấy được hiệu quả của công tác thu nợ tại ngân hàng. Để có thể đánh giá chính xác hơn về hoạt động cho vay ta cũng sử dụng thêm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là thấp hay cao và được so sánh để xem xét mức độ phù hợp với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ.

 Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay được hiểu là một chỉ tiêu biểu hiện số dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm xác định bất kỳ. Đây chính là khoản nợ mà ngân hàng cần thu hồi về theo thời điểm xác định hay nói các khác là số dư nợ cần thu về sau khi hết thời hạn hợp đồng với khách hàng. Dư nợ cho vay được tính bằng tổng số tiền cho vay.

+ Lãi suất trong suốt kỳ hạn cho vay. + Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay:

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh 24 Lớp: CQ56/09.02

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 𝑠𝑎𝑢−𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x100%

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giúp so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khác hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và càng có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

 Cơ cấu cho vay

% Dư nợ loại i = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợx100%

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ từng loại hình cho vay, đánh giá được mức độ đóng góp vào dịch vụ cho vay của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ cho vay có thể tính theo thời gian, thị phần cho vay.  Tỷ lệ dư nợ cho vay/tài sản:

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay chi cho tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại có ý nghĩa là: xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản Ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và tác động đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu một Ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao quá dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra nợ xấu và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm chất lượng tín dụng. Với mức gia tăng hợp lý của tỷ lệ cho vay sẽ làm tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng, kiểm sốt được nợ xấu, làm tăng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu bao gồm những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh 25 Lớp: CQ56/09.02

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợx 100%

Đây là tỷ lệ được dùng phổ biến để đánh giá chất lượng cho vay. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hiệu quả cho vay tại ngân hàng là không tốt, ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Đây thường là những khoản vay đã được ngân hàng cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ nhưng vẫn chưa thu hồi được khi đến thời hạn mới, vì vậy các khoản nợ này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ngân hàng có khả năng bị mất vốn và dẫn tới tình trạng thiếu vốn trong thanh tốn và đó chính là ngun nhân phá sản của rất nhiều ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức càng thấp càng tốt.

 Cấu trúc danh mục cho vay - Sự đa dạng của danh mục cho vay

Sự đa dạng về ngành nghề, thành phần kinh tế, loại hình cho vay… Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc tính và tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay khác nhau. Mỗi danh mục cho vay càng đa dạng, càng giảm thiểu được các rủi ro cho ngân hàng.

- Kỳ hạn của danh mục

Kỳ hạn của danh mục cho vay phụ thuộc vào kì hạn của nguồn vốn, và chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Kỳ hạn trung bình của khoản vay cần phù hợp với kì hạn của nguồn vốn. Sự thích hợp của kì hạn cho vay với chu kì kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi do tín dụng.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh 26 Lớp: CQ56/09.02

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Đề tài phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận, phân tích chun mơn, đề tại vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Hà để thực hiện đề tài. Đồng thời, đề tài có bổ sung thêm các chỉ số tài chính chung, chỉ số tài chính theo thời hạn và theo ngành để đánh giá hoạt động tín dụng. Từ đó, tìm ra biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Hà.

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh 27 Lớp: CQ56/09.02

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)