1.3. Nội dung phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.3.2.1 Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh
Khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh là khả năng tạo ra lợi nhuận cơ bản (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) từ vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các tài liệu khác có liên quan…
❖ Mục đích phân tích
Thơng qua phân tích khả năng sinh lời cơ bản vốn kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể quản lý doanh nghiệp thấy được nếu khơng quan tâm đến nguồn gốc hình thành của vốn và tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước thì một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua đó phân tích ngun
SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 18
nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao được khả năng sinh lời từ vốn của doanh nghiệp trong các kỳ tiếp theo.
❖ Chỉ tiêu phân tích
5)Hệ số khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh
BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tổng tài sản bình quân (Vbq)
BEP = EBIT
LCT ×LCT Vbq
BEP = Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế × Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
BEP = Hđ ×SVlđ × Hhđ
Trong đó: Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn
SVlđ: Số vòng quay của vốn lưu động
Hhđ: Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế
Hệ số sinh lời hoạt động (BEP) phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ nhất định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chỉ tiêu này đã loại trừ ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và cơ cấu của nguồn vốn. Chỉ tiêu này là căn cứ để đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế, đồng thời đánh giá được khả năng trả lãi vay từ lợi nhuận tạo ra.
Từ công thức xác định cho thấy Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh phụ thuộc vào 3 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ), hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế (Hhđ).
❖ Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, hoặc so sánh chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn kinh doanh của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành; đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá khả năng sinh lời vốn kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá khả năng sinh lời vốn kinh doanh của doanh nghiệp là cao hay thấp, tăng hay giảm;
SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 19
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ xu hướng tác động của các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh qua đó cung cấp các thơng tin tư vấn cụ thể tuỳ theo từng chủ thể quản lý.
❖ Trình tự phân tích:
Bước 1: Xác định BEP kỳ quân tích, kỳ gốc Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích:
∆BEP = BEP₁ - BEP₀
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Hđ đến BEP ∆BEP(Hđ) = (Hđ₁ - Hđ₀) * SVlđ₀ *Hhđ₀
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố SVlđ đến BEP ∆BEP(SVlđ) = Hđ₁*(SVlđ₁ - SVlđ₀)*Hhđ₀
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Hhđ đến BEP ∆BEP(Hhđ) = Hđ₁*SVlđ₁*(Hhđ₁ - Hhđ₀)
Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng các nhân tố
- Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn:
Chiều hướng tác động : với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì Hđ ảnh hưởng cùng chiều đến BEP
Nguyên nhân ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố này là do quy mơ hoạt động của đơn vị, chính sách đầu tư, đặc điểm ngành nghề của đơn vị…
Cách đánh giá: Hđ tăng được đánh giá là doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
- Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động
Chiều hướng tác động: với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì SVlđ ảnh hưởng cùng chiều đến BEP.
Nguyên nhân ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố này là do chính sách đầu tư, q trình quản lý sử dụng vốn trong hoạt động của đơn vị.
Cách đánh giá: SVlđ tăng được đánh giá là doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.
SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 20
Chiều hướng tác động: với điều kiện khơng đổi thì Hhđ ảnh hưởng cùng chiều đến BEP
Nguyên nhân ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố này là do chính sách đầu tư, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình quản lý chi phí cho q trình hoạt động của doanh nghiệp…
Cách đánh giá: Hhđ tăng được đánh giá là doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, có hiệu quả.