Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng sinh lời tại công ty cổ phần future light việt nam (Trang 92)

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2020 – 2021, công ty Future Light đã đạt được nhiều kết quả về tài sản cũng như khả năng sinh lời

Thứ nhất, tổng quy mô tài sản tăng lên tạo điều kiện để công ty mở rộng

quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả kinh doanh của cơng ty trong ba năm đều có lãi, đặc biệt khi đang phải đối mặt với khủng khoảng kinh tế năm 2020 và sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2021. Từ đó giúp cho tiềm lực tài chính của cơng ty mạnh hơn và gia tăng khả năng huy động vốn của công ty từ các nguồn lực bên trong và bên ngồi. Bên cạnh đó,

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 83

tốc độ tăng của tổng doanh thu, thu nhập cho thấy hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận trong năm vừa qua.

Thứ hai, có sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, doanh thu thu nhập

cho thấy trong giai đoạn vừa qua, công ty thực hiện tốt trong công tác quản lý kinh doanh. Bên cạnh đưa ra những chính sách bán hàng đa dạng, cơng ty đã quản lý và đào tạo tốt đội ngũ nhân viên của mình, góp phần tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Thứ ba, công ty luôn luôn chủ động trong cơng tác kiểm kê chất lượng hàng hố, chăm sóc khách hàng, sẵn sàng tinh thần đấu tranh với khó khăn của dịch bệnh, kịp thời xử lý các vướng mắc của khách hàng cũng như nhà đầu tư.

Thứ tư, mặc dù kết quả kinh doanh của cơng ty cịn chưa cao, tuy nhiên

trong giai đoạn 2020 – 2021 cơng ty vẫn hoạt động có hiệu quả là tạo ra doanh thu trong tình hình kinh tế khá khó khăn và giúp cơng ty gia tăng được vốn chủ sở hữu nhờ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được trong giai đoạn này, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, mặc dù năm 2021 so với năm 2020 công ty đã tăng tỷ trọng

nguồn vốn huy động từ vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cơng ty vẫn bị phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngồi. Chính sách đầu tư của cơng ty chưa đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2021. Hiệu quả hoạt động của công ty trong năm 2021 kém hơn so với năm 2020.

Thứ hai, khả năng sinh lời vốn kinh doanh và vốn chủ của công ty năm

2021 giảm so với 2020. Hệ số chi phí tăng so với năm 2020, cho thấy sự kém hiệu quả trong cơng tác quản lý chi phí từ đó lợi nhuận trong năm 2021 có sự giảm sút. Cho thấy trong năm 2021 hoạt động kinh doanh của công ty kém

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 84

hiệu quả hơn so với năm 2020. Cũng như cơng tác quản lý chi phí tại cơng ty cịn chưa hiệu quả.

Thứ ba, hàng tồn kho của công ty tăng khá mạnh, điều này sẽ dẫn đến tình trạng hàng hố tồn đọng, làm tốn chi phí bảo quản hàng hố, làm tốn diện tich dự trữ hàng hố. Trong năm cơng ty chưa quan tâm chú trọng đến đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc làm ảnh hưởng tới q trình sản xuất.

Thứ tư, nợ phải trả của công ty đang chiếm khá cao trong cơ cấu nguồn vốn nên gánh nặng trả nợ của công ty sẽ cao hơn, hơn hết công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì việc sử dụng nhiều nợ cơng ty cần lưu ý đến khả năng thanh tốn. Bên cạnh đó, phải thu của khách hàng tăng mạnh có thẻ khiến cơng ty khó thu hồi nợ từ khách hàng, lượng vốn bị chiếm dụng tăng gây rủi ro thanh toán cho công ty.

Nguyên nhân hạn chế - Khách quan:

Dưới tác động của dịch Covid – 19 diễn ra vô cùng căng thẳng, khó khăn bao trùm lên cả nền kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp lao đao kéo theo thị trường sản xuất tiếp tục khó khăn, nguồn cung ứng dư thừa, sức ép giảm giá trên khắp thị trường, tác động bởi chi phí vận chuyển tăng lên khiến cho giá nguyên vật liệu tăng mạnh,…

Chế độ chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp của Việt nam thường xuyên thay đổi nhất là về chính sách thuế và chế độ kế tốn làm cho quá trình thực hiện bị vướng mắc khó tháo gỡ tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…

- Chủ quan

Năm 2021, công ty huy động vốn để gia tăng dự trữ hàng tồn kho, mở rộng quy mô sản suất kinh doanh chứ không chú trọng vào đầu tư tài chính làm cho tổng tài sản tăng. Do lợi nhuận sau thuế giảm, hệ số chi phí tăng làm cho hệ số khả năng sinh lời vốn kinh doanh và vốn chủ giảm.

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 85

Tổ chức quản lý của cơng ty cịn chưa hiệu quả trong việc rà sốt ban hành quy định nhập, xuất sản phẩm theo hướng chuyên sâu, phù hợp với công tác quản trị hàng ngày. Quy mơ cơng ty cịn nhỏ vì vậy nên khả năng tiếp cận, đầu tư các trang thiết bị cơng nghệ hiện đại cịn nhiều hạn chế.

Công ty muốn bán được nhiều hàng hố hơn nên đã lới lỏng chính sách bán chịu ở năm 2021 do đó khoản phải thu khách hàng tăng khá mạnh, khoản trả trước người bán tăng mạnh. Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên số vòng quay vốn nhanh nên tỷ trọng của nợ phải trả đã chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, bên cạnh đó cơng ty đang sử dụng địn bẩy tài chính để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Cũng do trong giai đoạn này, Nhà nước có sự thay đổi về chính sách thuế nên công ty chưa được hưởng các ưu đãi về thuế.

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 cho thấy năm 2021 doanh thu, thu nhập của công ty tăng, quy mơ tài sản và quy mơ nguồn vốn có sự gia tăng, tuy nhiên hệ số chi phí tăng do đó lợi nhuận sau thuế giảm. Điều này làm cho hệ số khả năng sinh lời từ vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu giảm xuống, do công ty chủ yếu dự trữ hàng tồn kho nhiều, thế nên tổng tài sản tăng nhưng chủ yếu do tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Công ty cần thay đổi cơ cấu vốn cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề và mục tiêu của công ty.

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 87

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

1. COVID 19 và các biến thể tiếp tục đe dọa đến kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới bước sang năm 2021 trong một trạng thái “tơi tả”. Cú sốc mà Covid-19 gây ra đã khiến thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930, với mức suy giảm của tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu trong năm 2020 là 3,1%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nhờ một loạt vaccine ngừa Covid-19 được phê chuẩn và triển khai trên toàn cầu, dẫn đầu là các vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna, Oxford/Astra Zeneca và một số vaccine Trung Quốc, các nền kinh tế đã mở cửa trở lại và hồi phục.

Tuy nhiên, đại dịch vẫn diễn biến khó lường khi các biến chủng mới của Covid xuất hiện, trong đó gây hậu quả tàn khốc nhất là biến chủng Delta – loại phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2020 và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức đặt tên vào tháng 5/2021. Cuối năm 2021, thế giới tiếp tục phát hiện biến chủng Omicron – loại tìm thấy đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng 11 và nhanh chóng lây lan ra hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mỗi lần có biến chủng mới xuất hiện, triển vọng kinh tế thế giới lại bị che mờ. Theo dự báo của Bloomberg, kinh tế thế giới có thể chỉ tăng 0,7% trong quý 4/2021, so với mức dự báo tăng trên 1% trước khi Omicron được phát hiện. Trong báo cáo hồi đầu tháng 12/2021, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP tồn cầu cịn 5,7%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với lần dự báo hồi tháng 10. Triển vọng của năm 2022 cũng hạ về 4,2% từ 4,4%.

2. Sự phục hồi khơng đồng đều

Tình trạng phục hồi khơng đều của kinh tế tồn cầu năm nay được ghi nhận giữa các khu vực khác nhau, giữa các nền kinh tế có mức thu nhập khác nhau, và cả giữa các quốc gia cùng trình độ phát triển.

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 88

Nửa đầu năm, đại dịch hoành hành mạnh ở Mỹ và châu Âu, khiến các nền kinh tế này phục hồi chậm hơn so với kinh tế Trung Quốc và Đông Nam Á – những nước kiểm soát tốt hơn sự lây nhiễm bằng phong toả và đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, tương quan đã đảo ngược trong nửa cuối năm, khi làn sóng biến chủng Delta khiến khu vực châu Á-Thái Bình Dương điêu đứng, cịn phương Tây chống chọi tốt hơn nhờ đi đầu về tiêm chủng.

Báo cáo mỗi năm hai lần Triển vọng Kinh tế toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hồi tháng 6 dự báo kinh tế tồn cầu có thể tăng trưởng 5,6% trong năm nay, mức tăng hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm. Tuy nhiên, các nền kinh tế thu nhập thấp có thể chỉ tăng trưởng 2,9%, mức tăng chậm nhất 20 năm của nhóm này.

3. Chuỗi cung ứng tắc nghẽn chưa từng có tiền lệ

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã rơi vào tình trạng “trở tay khơng kịp” khi nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Nhu cầu hàng hoá tăng vọt trong khi hoạt động sản xuất và vận tải không phục hồi với tốc độ tương ứng, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng bị thắt lại ở nhiều điểm. Đại dịch bùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á trong quý 3 buộc các nhà máy tại khu vực này phải đóng cửa hàng loạt. Một số cảng biển lớn ở Trung Quốc tắc cứng vì các biện pháp kiểm sốt Covid ngặt nghèo. Khủng hoảng thiếu con chip do nhu cầu bùng nổ thiết bị công nghệ, rồi khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc, thiếu container, thiếu tàu chở hàng, thiếu tài xế xe tải… tất cả đều khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đã rối càng thêm rối.

Một trong những hệ quả của tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng là giá cước vận tải biển tăng vọt. Theo chỉ số cước vận tải biển Freightos FBX, giá cược vận tải một container 40 foot bằng đường biển trong tháng 12 đã giảm 15% từ mức kỷ lục trên 11.000 USD thiết lập hồi tháng 9. Nhưng trước đại dịch, mức giá cước này chỉ dưới 1.300 USD.

4. Lạm phát gia tăng

Một hệ quả khác của tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu là sự leo thang của lạm phát. Ngồi ra, lạm phát cịn tăng do chính sách tiền tệ và tài khoá siêu lỏng lẻo của các quốc gia nhằm vực dậy nền kinh tế trong đại dịch. Bên

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 89

cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng, giá lương thực-thực phẩm và giá nhiên liệu tăng chóng mặt cũng là những lý do quan trọng khác đẩy giá cả nói chung đi lên. Chỉ số giá lương thực-thực phẩm toàn cầu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) tăng 1,6 điểm trong tháng 11 vừa qua, lên mức 134,4 điểm – mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Giá dầu thô cũng tăng hơn 50% từ đầu năm.

5. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới, những điểm sáng về kinh tế Việt Nam trong năm 2021 cho thấy khả năng ứng phó, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh; nơng nghiệp tiếp tục phát huy vai trị “bệ đỡ” của nền kinh tế; kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục mới...

Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 3 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý 4 đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi suất bình quân giảm; dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố, tăng trên 10%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4% GDP, tăng 1,2% so với năm 2020. Nơng nghiệp tiếp tục giữ được vai trị là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD... Với kết quả trên, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Dân số, lao động: Kết quả và những vấn đề đặt ra. Đại dịch Covid-19 đã “bào mòn” nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trên thị trường và cuối cùng cũng dồn đến con người - dân số, lao động. Tuy vậy, về dân số, lao động vẫn đạt

SVTH: [22] – NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – CQ56/09.01LT1 90

được những kết quả tích cực trong năm 2021, song cũng đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Năm 2021, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu. Kết quả đạt được này đồng thời cũng là nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022. Trong ngũ giác mục tiêu (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, cán cân thanh tốn có số dư, thất nghiệp ít, mơi trường được bảo vệ và cải thiện), khi các mục tiêu tăng trưởng cao, cán cân thanh tốn có số dư, thất nghiệp ít, mơi trường được bảo vệ và cải thiện hoặc là khơng đạt, hoặc chỉ đạt rất thấp, thì lạm phát thấp là mục tiêu được hoàn thành.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới là phát triển thành tập đồn kinh tế có trình độ cơng nghệ, quản lý hiện đại và chun mơn hố cao; trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đèn LEG với ý tưởng tạo ra nhiều mẫu mã sáng tạo và phong phú góp phần thu hút khách hàng. Cơng ty có các chức năng, nhiệm vụ sau: Tiến hành các hoạt động sản xuất và ký kết các hợp đồng phân phối đèn LEG với tổ chức, cá nhân; tổ chức quản lý, giám sát công tác sản xuất, cung ứng và bán hàng chế tạo đèn LEG trên cơ sở hợp đồng với các nhà đầu tư, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác; trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại công ty con, công ty liên kết... Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Future Light và vốn mà công ty tự huy động; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số tài sản; định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu hoạt động của công ty: Kinh doanh có lãi, bảo tồn và phát

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng sinh lời tại công ty cổ phần future light việt nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)