3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.5.3. Xuất huyết phế nang
SLE đã được công nhân với xuất huyết phế nang. Có những báo cáo trường hợp bệnh nhân xuất huyết phế nang ở bệnh nhân MCTD. Xuất huyết phế nang biểu hiện bằng " tam chứng cổ điển": ho ra máu, giảm Hb đột ngột và xuất hiện các thâm nhiễm mới ở phổi. Xét nghiệm Hb và chụp phổi giúp cho chẩn đoán và theo
dõi tiến triển của xuất huyết phế nang. Dựa vào X quang có thể biết vị trí, mức độ và thời gian xuất hiện bệnh. Ngoài ra các dấu hiệu hay gặp khác là: khó thở đột ngột, ho, phổi có ran ẩm, ran nổ, đau ngực, thở nhanh, sốt…Các dấu hiệu này dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng cơ hội ở phổi. Hình ảnh tổn thương phổi trong xuất huyết phế nang là các đám mờ và các nốt mờ tập chung thành đám, thường chiếm ưu thế ở vùng thấp của phổi. Đo khả năng khuếch tán của Carbonmonoxit (DLCO) cũng giúp thêm cho chẩn đoán xuất huyết phế nang. Trong xuất huyết phế nang thấy tăng DLCO. Test này có thể có ích nếu được làm trong vòng 48 giờ đầu của xuất huyết phế nang, khi các hồng cầu đã thoát mạch vẫn nằm trong lòng phế nang. Khi DLCO tăng trên 30% [14],[21],[40],[41] trị số bình thường hoặc ≥ 130% giá trị lý thuyết cần nghĩ đến xuất huyết phế nang. Trái lại, trong viêm phổi cấp thì DLCO thường giảm. Germain mô tả một bênh nhân có xuất huyết phế phế nang và suy thận cấp. Schwarz và đồng nghiệp báo cáo về trường hợp xuất huyết phế nang lan tỏa ở bệnh nhân MCTD. Nguyên nhân xuất huyết phế nang không rõ ràng, dù nó có lẽ tương tự như thấy trong SLE và có thể liên quan đến lắng đọng phức hợp miễn dịch. Không có thử nghiệm điều trị trực tiếp với tổn thương này vì nó liên quan trực tiếp đến đe dọa tính mạng bệnh nhân MCTD, nhưng có chuyên gia khuyên sử dụng các chất chống viêm hoặc ức chế miễn dịch, vai trò của huyết tương là không rõ ràng [6],[61].