Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu mớ

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (2) (Trang 58)

2.2.5.Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao

2.2.5.2. Liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu mớ

mình với 6 dịch vụ truyền thống bao gồm: Phát hành thư tín dụng

Thanh toán thư tín dụng Thông báo nhờ thu nhập khẩu Thanh toán nhờ thu nhập khẩu

Ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng, phát hành thư ủy quyền nhận hàng Chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền đa tệ, chuyển tiền biên mậu

Đây là những mảng dịch vụ mang lại nguồn thu dịch vụ tài trợ nhập khẩu lớn của BIDV địa bàn Hà Nội với tỷ trọng lên đến 80%. Do đó, song song cùng công tác phát triển sản phẩm mới, những sản phẩm truyền thống này vẫn được BIDV quan tâm đầu tư phát triển về chất lượng đảm bảo giao dịch nhanh, an toàn, chính xác, tạo niềm tin nơi khách hàng khi sử dụng dịch vụ của BIDV.

Đến năm 2010, trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính ngân hàng, BIDV đã cho ra đời thêm một sản phẩm tài trợ thương mại mới. Đó là sản phẩm tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung, trong đó chủ yếu hướng tới mặt hàng nhập khẩu là nông sản từ thị trường Mỹ

Năm 2011, BIDV tiếp tục cho ra mắt trên thị trường sản phẩm tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng chính lô hàng nhập ra mắt thị trường và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn.

Từ cuối năm 2011 đến đầu tháng 3 năm 2012, các chi nhánh tiếp tục tập trung triển khai sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao trên thị trường, đó là sản phẩm CAD. Sản phẩm này mặc dù đã có mặt tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, tuy nhiên các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội đã phát triển thêm nhiều tính năng, ưu việt mới nhằm tạo bước đột phá trên thị trường.

Bảng 2.5: Số lượng sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu của BIDV

Năm 2009 2010 2011 2012

Số lượng sản phẩm dịch vụ 6 7 8 9

Nguồn: Báo cáo sản phẩm dịch vụ BIDV HO

a. Dịch vụ CAD

Thanh toán CAD (Cash Against Documents) là hình thức thanh toán giao chứng từ, trả tiền ngay, theo đó, căn cứ Hợp đồng mua - bán hàng hóa, dịch vụ Ngân hàng: (i) mở 01 tài khoản tín thác (Trust account) mang tên Nhà nhập khẩu cho Nhà xuất khẩu hưởng lợi và/hoặc phong tỏa đủ số tiền thanh toán theo Hợp đồng trên tài khoản của Nhà nhập khẩu, và (ii) thực hiện thanh toán ngay cho Nhà xuất khẩu sau khi nhận được đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.

Khi sử dụng dịch vụ CAD, khách hàng sẽ có lợi vì thủ tục thanh toán đơn giản, chi phí thấp, đồng thời rút ngắn thời gian thanh toán, giúp nhà xuất khẩu nhận tiền nhanh chóng

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện dịch vụ CAD

Nguồn: Quy định tài trợ thương mại BIDV HO

Trong đó:

(1): Nhà nhập khẩu và Nhà xuất khẩu ký Hợp đồng, trong đó, quy định thanh toán bằng hình thức CAD.

(2): Nhà nhập khẩu liên hệ với Ngân hàng đề nghị cung cấp dịch vụ thanh toán CAD, theo đó:

Ký Thỏa thuận với Ngân hàng, gồm 02 nội dung:

(i) Ngân hàng mở 01 tài khoản tín thác và/hoặc phong tỏa đủ số tiền thanh toán theo Hợp đồng cộng (+) các khoản phí phát sinh có liên quan (nếu cần) trên tài

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

Ngân hàng Nhà nhập khẩu Ngân hàng Nhà xuất khẩu 1 2 2 6 6 6 3 4 5

khoản của Nhà nhập khẩu. Khi Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ đầy đủ theo yêu cầu, Ngân hàng thanh toán cho Nhà xuất khẩu bằng tài khoản tín thác đã mở và/hoặc số tiền đã phong tỏa.

(ii) Các yêu cầu (điều kiện) về bộ chứng từ thanh toán mà Nhà xuất khẩu cần xuất trình cho Ngân hàng để được thanh toán.

Chuyển tiền vào tài khoản tín thác/ký quỹ hoặc phong tỏa số tiền thanh toán theo Thỏa thuận.

(3): Ngân hàng thông báo cho Nhà xuất khẩu về số tiền ký quỹ thanh toán/tài khoản tín thác đã mở và các yêu cầu (điều kiện) đối với bộ chứng từ thanh toán.

(4): Nhà xuất khẩu giao hàng theo Hợp đồng và xuất trình bộ chứng từ đến Ngân hàng.

(5): Ngân hàng kiểm tra chứng từ: nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với Thỏa thuận đã ký tại (2) thì thực hiện thanh toán cho Nhà xuất khẩu.

(6): Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho Nhà nhập khẩu để nhận hàng và tất toán số tiền ký quỹ/tài khoản tín thác.

Để có thể sử dụng được dịch vụ CAD, doanh nghiệp phải được phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Hàng hoá nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa hạn chế nhập khẩu phải có giấy phép xuất/nhập khẩu theo quy định.

Ngoài ra, đối với khách hàng là nhà nhập khẩu thanh toán CAD bằng nguồn vốn vay/bảo lãnh của BIDV và BIDV là Ngân hàng CAD, cần phải có: Xếp hạng tín dụng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, khách hàng và đối tác có lịch sử giao dịch tốt (tối thiểu 02 giao dịch thành công qua BIDV hoặc qua Ngân hàng khác đối với mặt hàng tương tự), có đại diện tại địa điểm giao hàng của Nhà xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng.

b.Sản phẩm tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập

Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Là việc BIDV thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng L/C, cho vay thanh toán chi phí nhập khẩu đối với lô hàng nhập thanh toán qua BIDV theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu.

Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể dùng luôn lô hàng nhập khẩu làm tài sản thế chấp, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho việc nhập khẩu hàng hóa. Cũng giống như các loại hình dịch vụ tài trợ nhập khẩu khác, hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng cấm nhập, hạn chế nhập khẩu theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và của BIDV trong từng thời kỳ, phù hợp với lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, hàng hóa phải được mua bảo hiểm mọi rủi ro (điều khoản bảo hiểm “All Risks”) trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với mức tối thiểu bằng 110% trị giá lô hàng tính theo giá CIF, người thụ hưởng bảo hiểm là BIDV hoặc bảo hiểm phải được ký hậu để trống và trọn bộ gốc chứng từ bảo hiểm gửi về BIDV.

Thời hạn cho vay đối với sản phẩm này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 06 tháng đối với hoạt động thương mại và 09 tháng đối với hoạt động sản xuất.

Mức cho vay đối với khách hàng: BIDV xem xét cho khách hàng vay vốn trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và mức xếp hạng của khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

c .Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung tài trợ nông sản nhập khẩu từ Mỹ GSM 102

Nhằm đẩy mạnh triển khai hoạt động tài trợ nhập khẩu từ nguồn vốn vay ngân hàng nước ngoài theo hợp đồng khung, tăng cường hỗ trợ cho các chi nhánh sử dụng đa dạng các nguồn vốn huy động, bổ sung nguồn vốn huy động từ nước ngoài trong khi huy động vốn trong nước khó khăn, thúc đẩy mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu hàng hóa, BIDV triển khai chương trình tài trợ nhập khẩu nông sản từ Mỹ theo GSM 102 trên cơ sở hợp đồng khung đã ký giữa BIDV và Ngân hàng tài trợ nước ngoài với những lợi thế ưu việt so với các sản phẩm tài trợ nhập khẩu trên thị trường hiện nay.

GSM 102 là tên gọi của chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nông sản từ Mỹ của Tổ chức Tín dụng hàng hoá (CCC) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ

(USDA). Theo chương trình, CCC sẽ đứng ra bảo lãnh cho khoản tín dụng do một ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu nông sản Mỹ cấp cho một ngân hàng ở nước nhập khẩu để thanh toán cho giao dịch nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ.

Khi tham gia chương trình GSM 102 tại BIDV, nhà nhập khẩu Việt Nam có cơ hội nhập hàng nông sản từ Mỹ theo phương thức trả chậm với lãi suất ưu đãi hơn do được BIDV xem xét cấp tín dụng với các điều kiện tương đương nhận được từ ngân hàng nước ngoài.

Khách hàng được tài trợ nhập khẩu theo GSM 102 là các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các nhà xuất khẩu Mỹ theo chương trình GSM 102, đáp ứng điều kiện mở L/C và điều kiện vay vốn theo qui định tín dụng hiện hành của BIDV.

Hàng hoá nhập khẩu trong chương trình GSM 102 không thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và chủ yếu là các loại nông sản như thực phẩm, thức ăn gia súc, sợi, bông và các sản phẩm tương tự, lâm sản (gỗ và bột giấy), hải sản, dầu thực vật… có nguồn gốc 100% tại Mỹ trừ một số hàng nông sản chế biến có tỷ lệ quy định là 90% trọng lượng hàng

Các điều kiện về L/C đối với loại hình dịch vụ này có những quy định như sau:

Đơn đề nghị mở L/C của khách hàng ghi rõ mở L/C theo chương trình GSM 102 và số bảo lãnh do CCC cấp cho người xuất khẩu (PG number hoặc GSM registration number)

Điều kiện về L/C: Là L/C không huỷ ngang, dẫn chiếu đến UCP600 và bao gồm các nội dung chỉ dẫn theo qui định của ngân hàng nước ngoài:

Nếu tài trợ nhập khẩu theo L/C trả ngay: L/C phải có các chỉ dẫn theo định dạng tại Phụ lục 2/GSM102. Lưu ý: để bảo mật thông tin với khách hàng nhập khẩu về lãi suất nhận nợ vay giữa BIDV và ngân hàng nước ngoài, chỉ dẫn về lãi suất sẽ được qui định riêng tại điện MT 799 tham chiếu đến điện MT700

Nếu tài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm: L/C phải có các chỉ dẫn theo định dạng

Phương thức thanh toán trong giao dịch GSM 102 là thư tín dụng L/C (gồm L/C trả ngay và L/C trả chậm tối đa 360 ngày).

Các chi nhánh xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn ngân hàng nước ngoài cho BIDV vay. Về nguyên tắc, thời hạn ngân hàng nước ngoài cho BIDV vay tối đa là 1 năm. Tuy nhiên, thời hạn cho vay thực tế sẽ nhỏ hơn 1 năm (thường khoảng 11 tháng) do trừ đi khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi ngân hàng nước ngoài thanh toán cho nhà xuất khấu.

Về Hình thức tài trợ và số tiền cho vay

+ Đối với phương thức thanh toán L/C trả ngay: BIDV cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán L/C theo qui định tín dụng hiện hành. Tuỳ từng đối tượng khách hàng (theo chính sách khách hàng của BIDV), số tiền BIDV cho vay nhà nhập khẩu tối đa bằng số tiền ngân hàng nước ngoài cho BIDV vay (bằng giá FOB hoặc giá CFR nếu được CCC bảo lãnh cả cước phí vận chuyển). Mức cho vay cụ thể sẽ được BIDV xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

+ Đối với phương thức thanh toán L/C trả chậm: BIDV chấp nhận thanh toán hối phiếu trả chậm (về nguyên tắc thời hạn tối đa là 360 ngày nhưng thông thường sẽ nhỏ hơn do tính từ ngày ngân hàng nước ngoài chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu đến ngày đáo hạn của L/C) theo thư tín dụng không hủy ngang tính theo giá FOB.

Lãi suất cho vay tài trợ nhập khẩu là lãi suất cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khuyến khích doanh nghiệp vay vốn theo chương trình GSM 102, lãi suất BIDV cho vay có thể được xác định theo nguyên tắc thấp hơn lãi suất cho vay thông thường.

Các qui định chung của chương trình GSM 102: CCC không bảo lãnh cho chi phí bảo hiểm hàng hoá, vì vậy số tiền ngân hàng nước ngoài cho BIDV vay/chấp

nhận thanh toán sẽ không bao gồm phí bảo hiểm. Như vậy, nếu hợp đồng qui định hàng hoá được mua theo giá CIF: khách hàng nhập khẩu phải dùng vốn tự có để thanh toán tiền phí bảo hiểm.

Thời điểm thanh toán:

 Đối với L/C trả ngay: sau khi Ngân hàng nước ngoài thanh toán cho nhà xuất khẩu và thông báo về việc cho BIDV vay, đồng thời BIDV làm thủ tục nhận nợ cho khách hàng nhập khẩu. Trường hợp khách hàng nhập khẩu có nhu cầu vay để thanh toán phí bảo hiểm, chi nhánh có thể xem xét cho vay theo qui định với lãi suất như các khoản cho vay thông thường khác. Tuy nhiên, trong Hợp đồng tín dụng phải tách riêng số tiền cho vay thanh toán phí bảo hiểm và mức lãi suất áp dụng.

 Đối với L/C trả chậm: sau khi Ngân hàng nước ngoài chiết khấu cho nhà xuất khẩu và thông báo cho BIDV.

Nếu hợp đồng qui định hàng hoá được mua theo giá FOB: khách hàng nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá với giá trị bồi thường tối thiểu bằng giá trị lô hàng.

2.2.6. Phát triển mạng lưới, gia tăng số lượng chi nhánh

Trong khoảng thời gian 2009-2012, các chi nhánh gấp rút chuẩn bị các phương án gia tăng số lượng chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch để mở rộng phạm vi hoạt động, khuếch trương mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu.

Chỉ trong khoảng thời gian 4 năm kể từ khi BIDV địa bàn Hà Nội tập trung mọi nguồn lực phát triển để mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa, số lượng phòng giao dịch của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã có sự gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2009, số lượng phòng giao dịch chỉ là 43, thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 54 phòng giao dịch và tiếp tục tăng lên 68 vào năm 2011. Đặc biệt vào năm 2012, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, những bất ổn trên thị trường tài chính ngân hàng, số lượng phòng giao dịch mở mới trên toàn địa bàn vẫn tiếp tục tăng nhẹ lên 90 phòng giao dịch.

Hình 2.5. Số lượng phòng giao dịch BIDV trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Báo cáo phát triển mạng lưới BIDV HO

Có thể nói, việc mở rộng địa bàn hoạt động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của BIDV trên địa bàn Hà Nội.

Chẳng hạn, chỉ trong khoảng 3 năm, chi nhánh SGD1- một trong những đầu tầu của toàn hệ thống, đã mở thêm được 5 chi nhánh đó là:

Bảng 2.6. Danh sách chi nhánh mới thành lập của BIDV- chi nhánh SGD1

STT Chi nhánh 1 Đông Đô 2 Hai Bà Trưng 3 Hoàn Kiếm 4 Quang Trung 5 Hồng Hà

Nguồn: Báo cáo phát triển mạng lưới BIDV-SGD1

Bảng 2.7. Danh sách các phòng giao dịch mới thành lập của BIDV- chi nhánh SGD1

1 Phố Huế

2 Tôn Đức Thắng

3 Quốc Tử Giám

4 Tam Trinh

Nguồn: Báo cáo phát triển mạng lưới BIDV-SGD1

Mặc dù khi được tách ra, các chi nhánh hoạt động độc lập, không còn phụ thuộc vào SGD1 nữa, tuy nhiên doanh số nhập khẩu thanh toán quốc tế của các chi nhánh này cũng có đóng góp không nhỏ vào doanh số và phí dịch vụ của toàn hệ thống.

Đặc biệt là chi nhánh Hoàn Kiếm, mặc dù mới được thành lập được chưa đầy 2 năm, nhưng do có những lợi thế nhất định, nên việc mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu ở chi nhánh này đạt kết quả rất tốt. Chi nhánh này được xem là điển hình của hiệu quả công tác mở rộng phát triển mạng lưới đến sự mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của các chi nhánh BIDV trên toàn địa bàn Hà Nội.

Kết quả thu phí dịch vụ chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2010- 2012

Hình 2.6. Phí dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn từ năm 2010

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (2) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w